221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
824662
Kinh tế Lebanon trong vòng xoáy chiến tranh
1
Article
null
Kinh tế Lebanon trong vòng xoáy chiến tranh
,

Chỉ hai tuần sau khi xảy ra chiến dịch không kích của Israel, kinh tế Lebanon đã bị ảnh hưởng nghiêm trong và có thể không bao giờ khôi phục hoàn toàn.

Soạn: AM 852987 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Khách du lịch sơ tán khỏi Lebanon

Hầu hết các cây cầu của đất nước bị đánh sập, 80% những trục đường chính bị phá hủy. Sân bay, cầu cảng, tháp truyền hình, mạng lưới viễn thông, trường học, bệnh viện đều nằm trong mưa bom bão đạn. "Tổn thất về kinh tế sẽ tiếp tục rất, rất lớn', chủ tịch Ngân hàng BLC, Shadi Karam cho biết.

Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế, tổn thất về cơ sở hạ tầng của Lebanon tính đến thời điểm này đã lên tới hơn 1 tỉ USD. Và dĩ nhiên, con số này sẽ còn lớn hơn.

Trong thập niên qua, hơn 50 tỉ USD đầu tư vào công cuộc tái thiết Lebanon sau cuộc nội chiến 1975-1989 nay lại có thể bị đổ xuống sông xuống biển. Những cuộc tấn công dữ dội còn có thể làm sụp đổ quốc gia dân chủ vẫn còn rất yếu ớt này.

Tuyệt vọng

Tái thiết cơ sở hạ tầng là một nhiệm vụ đầy khó khăn. Khôi phục lòng tin của cộng đồng quốc tế lại càng đem đến cho Lebanon thách thức lớn hơn nữa.

Những người giao dịch tại thị trường chứng khoán Beirut - vốn đóng cửa hai tuần này - vẫn còn tỏ ra khá lạc quan khi khẳng định, thị trường sẽ hoạt động trở lại khi bom ngừng rơi. Nhưng thật khó để Lebanon lại trở thành điểm đến của hàng nghìn khách du lịch, các nhà đầu tư và nhân công từ các quốc gia khác.

Những người chủ thầu xây dựng lặng lẽ ra đi không một lời đáp. Giờ đây, không ai dám hy vọng sớm trở về thời hoàng kim vào thập niên 70 khi Lebanon vẫn là một Trung tâm thương mại và ngân hàng của Trung Đông.

Công nghiệp du lịch cũng trong tình trạng đóng băng. Hy vọng đón tiếp hơn 1,6 triệu khách du lịch trong năm nay của các chủ khách sạn, những nhà điều hành tour trở thành tuyệt vọng.

Một lệnh ngừng bắn, một lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc không đủ mạnh để mang các du khách trở lại, chẳng ai thích nằm dài trên các bãi biển chứng kiến đội quân mũ nồi xanh tuần tra đi lại.

Khó cải tổ

Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6% đã trở thành phi hiện thực. Những người lạc quan nói đến tỉ lệ khoảng 2%, 3% nhưng mục tiêu khiêm tốn nhất này vẫn có thể phải hạ bớt khi xung đột tiếp tục leo thang.

Soạn: AM 852999 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nhiều công trình đồ sộ phút chốc tan hoang

Theo nhà kinh tế học người Lebanon, Marwan Iskander, khi các nhà đầu tư nước ngoài tìm cách ra khỏi vùng chiến sự, thì nền kinh tế sẽ chịu thiệt hại ít nhất là 2 tỉ USD. Đây không hẳn là con số ít ỏi khi GDP của Lebanon năm 2005 đạt chưa đầy 24 tỉ USD. ''Chúng ta đang nói tới những khoản tổn thất rõ rệt trước mắt'', ông Iskander nhấn mạnh.

Do vậy, Lebanon sẽ càng khó khăn hơn trong việc giải quyết gói nợ 35 tỉ USD, và chính phủ nước này có lẽ phải xếp vào ngăn tủ kế hoạch cải tổ kinh tế - dự kiến tập trung vào sức mạnh của tư hữu hóa, mạng lưới viễn thông, tăng thuế và thắt chặt ngân quỹ quốc gia.

"Hãy quên việc cải tổ trong lúc này'', ông Karam của Ngân hàng BLC nói.

Viện trợ

Cho đến nay, chưa có một nhà đầu tư nào định trở lại Lebanon. Trên thực tế, chính phủ Lebanon sẽ cực kỳ khó khăn trong việc mượn tiền từ thị trường tài chính quốc tế. Người ta để ý tới khả năng hoàn nợ của Lebanon.

"Chúng tôi sẽ cần 3 tỉ USD tiền viện trợ trong thời gian rất ngắn chứ không phải là các khoản nợ'', ông Iskander khẳng định. "Tiến trình tái thiết sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ và quy mô viện trợ''.

Trước đây, những quốc gia viện trợ từng rất tích cực tham gia đóng góp vào công cuộc xây dựng kinh tế khi việc cải tổ kinh tế được đảm bảo tiến hành. Nhưng hiện tại, điều kiện này có vẻ không thực tế. "Tôi hy vọng những nước viện trợ chưa từng chi cho Lebanon một xu trừ phi kinh tế được cải tổ, sẽ giảm bớt yêu cầu gay gắt của mình'', ông Karam nói.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể giảm đột ngột với những biến động từ giá dầu - một phần bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng Trung Đông.

Mỹ tìm kiếm lệnh ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice tuyên bố, Mỹ sẽ tìm kiếm một nghị quyết của LHQ kêu gọi ngừng bắn, giải quyết cuộc khủng hoảng Israel - Lebanon trong tuần này. Trước đó, Thủ tướng Anh Tony Blair khẳng định, nên có ''áp lực lớn nhất'' cho một nghị quyết của LHQ kết thúc xung đột Trung Đông.

Phát biểu sau những cuộc hội đàm với các quan chức Israel tại Jerusalem, bà Rice cho hay, Mỹ sẽ kêu gọi Hội đồng Bảo an hành động cho một thỏa thuận toàn diện. Thỏa thuận ấy có thể gồm ba phần: ''Ngừng bắn, những nguyên tắc chính trị cho một thỏa thuận lâu dài, và điều động lực lượng quốc tế giúp quân đội Lebanon gìn giữ hòa bình''.

"Khi trở lại Washington, tôi sẽ mang theo sự đồng lòng nhất trí về những gì cần thiết cho cả một lệnh ngừng bắn khẩn cấp và một thỏa thuận lâu dài'', Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh. "Tôi tin là chúng ta có thể hoàn thành cả hai việc trong tuần này''.

  • Kỳ Thư tổng hợp

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,