221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
839182
New York năm năm nhìn lại
1
Article
null
New York năm năm nhìn lại
,

Phản ánh của phóng viên BBC Stephen Evans - người đã làm việc tại New York vào thời gian xảy ra vụ tấn công khủng bố 11/9 - nay trở lại để chứng kiến thành phố này thay đổi thế nào trong năm năm qua.

Soạn: AM 890135 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Khu vực số Không nhìn từ trên cao

Rõ ràng New York đã có những đổi thay đáng kể so với khoảng thời gian trước khi xảy ra vụ khủng bố 11/9. Khu buôn bán kinh doanh đã khác hẳn - mảnh đất nơi ngự trị của Trung tâm thương mại vẫn là một nỗi đau nhức nhối. Người ta đang tiến hành mọi công việc chuẩn bị cho Toà tháp tự do, và xây dựng cả một bến xe điện ngầm mới, nhưng Khu vực số Không vẫn tạo ra sự tổn thương cho người dân thành phố.

Toà tháp đôi đã từng là một điểm mốc để có thể quan sát được toàn bộ Manhattan. Và giờ đây, khi nhìn xuống Đại lộ số 7, bạn sẽ thấy một khoảng trống, một thứ gì đó đã mất đi.

Linh hồn

New York đã thay đổi theo những cách êm ả.

Phố Wall - được coi là trung tâm tài chính của thế giới. Bây giờ vẫn vậy, cho dù rất nhiều người từng làm việc ở đây đã đi nơi khác kiếm sống. Vụ khủng bố 11/9 đã khiến nhiều thứ ra đi và không trở lại. Đã có những sự hồi sinh, nhưng là với người dân trong các căn hộ hơn là những công ty trong các toà nhà. Sự pha trộn vùng miền cũng thay đổi, với nhiều khu dân cư tiện nghi hơn, một phần là do giá cả thuê nhà thấp hơn kể từ sau sự kiện 11/9.

Một số người cảm thấy không dễ dàng gì khi sinh sống ở Khu buôn bán kinh doanh xung quanh toà tháp đôi. Họ cảm thấy nơi đây vẫn hiện diện bóng dáng tử thần, những bóng ma 11/9 rõ ràng chưa biến mất.

Và con người cũng thay đổi.

Nói chuyện với bất kỳ ai, họ cũng đều có một câu chuyện kể với bạn rằng, họ làm gì trong ngày ấy. Làm sao bạn có thể chứng kiến hai chiếc máy bay đâm sầm vào toà tháp đôi, chứng kiến hàng nghìn người vô tội tử nạn, lại không thể suy nghĩ quá nhiều về nó?

David Handschuh vẫn là phóng viên ảnh cho tờ Daily News nhưng giờ đây, anh tập trung vào việc chụp hình thức ăn, điều mà anh nghĩ rằng sẽ khiến mọi người vui vẻ hơn - ít nhất là hơn khi nhìn hình ảnh các vụ đâm xe, hay gây tội ác...

David có lẽ là phóng viên ảnh đầu tiên có mặt ở hiện trường vụ khủng bố 11/9, anh tới thậm chí còn trước cả lúc chiếc máy bay thứ hai lao vào toà tháp. Anh đã chứng kiến tận mắt cảnh mọi người nháo nhào chạy trốn, lao xuống đất trước khi toà tháp phía nam sụp đổ. Anh đã thay đổi.

Soạn: AM 890139 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ký ức vụ 11/9 của con trẻ

"Có một ngày tuyệt vời với các con là món quà quý giá nhất tôi có trong thế giới'', anh nói. "Thức dậy hàng sáng và nhìn ra cửa sổ để xem mưa rơi, tuyết phủ, thời tiết nóng hay lạnh, đó là một ngày khác chúng ta trải nghiệm mọi điều trên trái đất này''.

David đã phải trải qua một tiến trình phục hồi tâm lý đầy khó khăn và kéo dài. Những hình ảnh khủng khiếp hôm 11/9 luôn thường trực trong đầu anh. "Khi còn nhỏ, bạn sợ vì nghĩ có quái vật dưới giường ngủ, bạn nghe thấy một tiếng động và sợ hãi thì cha mẹ bạn tới ngay và an ủi, mọi thứ vẫn tốt đẹp, con đừng lo lắng. Và bây giờ, tôi có một đống hình ảnh giả tưởng. Tôi nghĩ ai sống ở New York, hoặc những ai mất người thân, hay những ai chứng kiến toà tháp sụp đổ đều có những hình ảnh giả tưởng, sinh vật giả tưởng dưới giường ngủ của mình. Lúc nào những hình ảnh ấy cũng đều có thể hiển hiện, mắng nhiếc bạn, chơi đùa với bạn, cắn xé bạn. Có thể bạn sẽ quên chúng được năm phút, năm ngày, hay năm tháng, nhưng chúng sẽ trở lại. Bạn chỉ biết cố gắng kiểm soát và tự an ủi, thời gian sẽ trôi qua thôi, ta sẽ gặp lại nhau trong sáu tháng hay hơn thế nữa.''.

Cát bụi

Trẻ con cũng vậy, cũng là nhân chứng trong thảm kịch 11/9. Robyn Goodman, một chuyên gia tâm lý học trẻ em cho hay, rất nhiều em nhỏ đã vẽ nên những bức tranh về vụ tấn công, về hai chiếc máy bay đâm vào toà tháp đôi, về hoả hoạn hay Osama Bin Laden vồ lấy toà tháp, nhét vào miệng ngấu nghiến.

"Với đồ chơi Lego, các em tự xây nên các toà tháp rồi đâm sầm vào chúng, khiến chúng đổ xuống. Đây là một việc không hiếm hoi khi bạn nghĩ về một thảm kịch, cố gắng tái hiện lại điều mình chứng kiến. Tuy nhiên, khi các em nhỏ làm vậy, thì lại là một vấn đề''.

Đó là vấn đề tái hiện ký ức và sự mất mát.

Với Diane Horning, chuyện này lại khác hẳn. Bà đã mất con trai 26 tuổi Matthew. Khác với gia đình của khoảng 1.150 người không bao giờ có thể được nhận dạng, Diane vẫn còn chút lưu giữ lại được một chút thi thể của Matthew. Nhưng bà tin là, phần còn lại của cơ thể con trai bà đã trở thành cát bụi trong Khu vực số Không.

Năm năm qua, bà đã không mệt mỏi với công việc tìm kiếm, chắt lọc ''cát bụi'' và chôn cất thứ bà thấy ở nơi nào đó một cách ''tươm tất''. "Chúng tôi cũng chẳng cần tới ADN để kiểm tra, chúng tôi nói 'hãy cho chúng tôi một nghĩa trang để chúng tôi có thể nhớ về tất cả mọi người, thậm chí chúng tôi không có một đặc điểm nhận dạng nào''.

Nhiều hài cốt vẫn được tìm thấy ở khu vực Toà tháp đôi, và Diane nhấn mạnh, điều này rất quan trọng với gia đình các nạn nhân và vì vậy, cũng rất quan trọng khi thể hiện sự tôn kính với những thi thể tìm thấy.

  • Kỳ Thư (Theo BBC)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,