New York đã có những đổi thay đáng kể so với khoảng thời gian trước khi xảy ra vụ khủng bố 11/9. Người ta đang tiến hành mọi công việc chuẩn bị cho Toà tháp tự do, và xây dựng cả một bến xe điện ngầm mới, nhưng Khu vực số Không vẫn tạo ra sự tổn thương cho người dân thành phố.
Toà tháp đôi đã từng là một điểm mốc để có thể quan sát được toàn bộ Manhattan. Và giờ đây, khi nhìn xuống Đại lộ số 7, bạn sẽ thấy một khoảng trống, một thứ gì đó đã mất đi.
Khu vực số Không, năm năm sau vụ khủng bố: Một nghĩa trang hay một cơ hội? Trong khi có rất ít công trình được xây dựng lại tại đây, thì không hề thiếu những tầm nhìn mang tính cạnh tranh |
New York đã thay đổi theo những cách êm ả.
Phố Wall - được coi là trung tâm tài chính của thế giới. Bây giờ vẫn vậy, cho dù rất nhiều người từng làm việc ở đây đã đi nơi khác kiếm sống. Vụ khủng bố 11/9 đã khiến nhiều thứ ra đi và không trở lại. Các vụ tấn công 11/9 đã để lại những vết sẹo sâu trong cộng đồng Phố Wall. Những ảnh hưởng tâm lí vẫn còn đè nặng lên các nạn nhân là những chủ ngân hàng, đại lí bảo hiểm và những người môi giới. Rất nhiều người đã đi tới những quyết định thay đổi cuộc đời, từ bỏ các công việc quyền lực, li dị hoặc lập gia đình mới.
Lối vào ga xe lửa tại Trung tâm thương mại. Với một kiến trúc vĩnh cửu, Santiago Calatrava được thiết kế như một đôi cánh đang vút bay |
Con người nơi đây cũng thay đổi. Một số người cảm thấy không dễ dàng gì khi sinh sống ở Khu buôn bán kinh doanh xung quanh toà tháp đôi. Họ cảm thấy nơi đây vẫn hiện diện bóng dáng tử thần, những bóng ma 11/9 rõ ràng chưa biến mất.
Nói chuyện với bất kỳ ai, họ cũng đều có một câu chuyện kể với bạn rằng, họ làm gì trong ngày ấy. Làm sao bạn có thể chứng kiến hai chiếc máy bay đâm sầm vào toà tháp đôi, chứng kiến hàng nghìn người vô tội tử nạn, lại không thể suy nghĩ quá nhiều về nó?
Khu vực số Không trong hoàng hôn |
Bốn tầng chỉ còn lại đống sắt vụn |
-
Kỳ Thư (Theo NY Times)