221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
926776
Các ứng cử viên Dân chủ đồng loạt công kích TT Bush
1
Article
null
Các ứng cử viên Dân chủ đồng loạt công kích TT Bush
,

Cả 8 ứng cử viên của đảng Dân chủ đồng loạt lên tiếng công kích Tổng thống Bush về chính sách Iraq trong cuộc tranh luận truyền hình đầu tiên của họ trước các vòng bỏ phiếu bầu lãnh đạo Mỹ vào tháng 11/2008.

Các ứng cử viên Dân chủ kêu gọi ông Bush không nên phủ quyết một dự luật quy định hạn chót rút hết quân Mỹ khỏi Iraq, vừa được cả 2 viện của quốc hội nước này thông qua.

8 ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ (từ trái qua phải): Cựu Thượng nghị sĩ Alaska Mike Gravel, Thượng nghị sĩ Illinois Barack Obama, Thượng nghị sĩ Connecticut Christopher Dodd, Cựu Thượng nghị sĩ South Carolina John Edwards, Hạ nghị sĩ Ohio Dennis Kucinich, Thượng nghị sĩ Delaware
8 ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ (từ trái qua phải): Cựu Thượng nghị sĩ Alaska Mike Gravel, Thượng nghị sĩ Illinois Barack Obama, Thượng nghị sĩ Connecticut Christopher Dodd, Cựu Thượng nghị sĩ South Carolina John Edwards, Hạ nghị sĩ Ohio Dennis Kucinich, Thượng nghị sĩ Delaware  Joe Biden, Thống đốc New Mexico Bill Richardson và Thượng nghị sĩ New York Hillary Clinton.
Thống đốc bang New Mexico Bill Richardson tuyên bố: "Ngày đầu tiên (trở thành tổng thống Mỹ), tôi sẽ đưa chúng ta thoát khỏi Iraq bằng ngoại giao".

"Đây không phải là cuộc chiến để nước Mỹ giành chiến thắng hay thất bại. Chúng ta đã trao cho người dân Iraq cơ hội được hưởng tự do và quyền được quản lý đất nước của riêng họ. Chính họ mới là người quyết định xem liệu có nên nắm giữ cơ hội này hay không... Nếu Tổng thống (Bush) không đưa chúng ta thoát khỏi Iraq thì khi được bầu là tổng thống, tôi sẽ làm điều đó", Thượng nghị sĩ New York Hillary Clinton tái khẳng định.

Thượng nghị sĩ Illinois Barack Obama, một trong 8 chính khách đang chạy đua giành sự đề cử của đảng Dân chủ, lại chỉ trích "những thực tế tồi tệ" ở Iraq. Theo ông Obama, "người dân Mỹ nói đã đến lúc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hoà phải chấm dứt cuộc chiến này".

Ngoài việc nhất trí yêu cầu rút hết các binh sĩ khỏi Iraq, các ứng cử viên còn biện giải về quan điểm của họ đối với chiến dịch tiến đánh Iraq do Mỹ phát động. Ông Obama phát biểu: "Tôi tự hào rằng mình đã phản đối cuộc chiến ngay từ đầu". 

Cựu đệ nhất phu nhân Clinton, người đã bỏ phiếu tán thành chiến dịch năm 2003 cho hay, nếu lúc đó bà biết được những gì mình đang chứng kiến ngày hôm nay thì bà sẽ hành động hoàn toàn khác. Còn đối với cựu Thượng nghị sĩ South Carolina John Edwards, bất cứ ai ủng hộ cuộc chiến "nên tự vấn lương tâm". Bản thân ông Edwards cũng bỏ phiếu tán thành cuộc chiến gần 4 năm trước nhưng đã lên tiếng xin lỗi vì quyết định này.

Cuộc tranh luận truyền hình đầu tiên

Cuộc tranh luận truyền hình trước bầu cử đầu tiên giữa 8 ứng viên Đảng Dân chủ được tổ chức tại bang South Carolina. Trong suốt 90 phút "mặt đối mặt", các ứng viên có tối đa 1 phút để trả lời mỗi câu hỏi. 

Thượng nghị sĩ Delaware Joe Biden (trái) đang tranh luận với Thượng nghị sĩ Illinois Barack Obama và Thượng nghị sĩ New York Hillary Clinton.
Thượng nghị sĩ Delaware Joe Biden (trái) đang tranh luận với Thượng nghị sĩ Illinois Barack Obama và Thượng nghị sĩ New York Hillary Clinton.
Giới quan sát nhận định không có một sự đối đầu thực sự nào giữa những người tham gia buổi tranh luận. Việc không có câu hỏi phụ và cũng không có tranh luận mở rộng đã tạo điều kiện giúp một số ứng viên tránh né được các vấn đề khó.

Theo các nhà phân tích, cuộc tranh luận là một bước quan trọng để mỗi ứng viên có thể tăng nguồn quỹ và thu hút thêm nhân lực trợ giúp suốt chiến dịch vận động tranh cử được đánh giá là dài nhất và tốn tiền của nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Chuyên gia Stephen Hess đến từ Viện nghiên cứu Brookings cho rằng: "Điểm nổi bật của cuộc tranh luận là nó được tổ chức tại South Carolina, một trong 4 bang trọng yếu xét về mặt xây dựng uy thế trước ngày 5/2/2008, thời điểm phe Dân chủ công bố người được chính thức đề cử làm ứng viên tổng thống của đảng".

Chính khách được lựa chọn sau đó sẽ ra tranh cử cùng một ứng viên đại diện cho đảng Cộng hoà đối lập trong các vòng bỏ phiếu bầu tổng thống vào cuối năm 2008. 

Kết quả một số cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy, trong 8 ứng viên, bà Clinton đang dẫn đầu về tỉ lệ ủng hộ của cử tri. Theo sát bà Clinton là ông Obama - người đang nuôi hy vọng trở thành tổng thống gốc Phi đầu tiên của Mỹ. Và thứ ba là ông Edwards, ứng viên phó tổng thống năm 2004 của Đảng Dân chủ.

  • Thanh Bình (Theo BBC, AP, AFP)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,