221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
961486
Kỳ III: Thống nhất - Đường xa vạn dặm
1
Article
null
Kỳ III: Thống nhất - Đường xa vạn dặm
,

(VietNamNet) - "Chúng tôi có một cơ chế thống nhất rõ ràng. Thống nhất từ từ, từng bước vì nếu thống nhất nhanh sẽ gây đối đầu... Để làm được điều đó cần thúc đẩy hội nhập, hoà nhập, mở cửa kinh tế và cởi mở hơn về chính trị...", một quan chức cấp cao của Hàn Quốc cho biết.

 
Một trận bóng giữa hai miền, lá cờ thống nhất khổng lồ trên khán đài.

Một trận bóng giữa hai miền, lá cờ thống nhất khổng lồ trên khán đài.

Sự phân rẽ văn hoá

Ngồi trên một trong gần chục chiếc xe buýt trong đoàn khách được xe quân sự hộ tống xuyên qua khu vực phi quân sự (DMZ) hướng tới CHDCND Triều Tiên, Namdoo Kim, một giáo sư từng du học ở Mỹ thuộc Hiệp hội Báo chí Hàn Quốc (KPF), mường tượng về một bán đảo Triều Tiên thống nhất.

’’Nếu một ngày hai miền thống nhất, Triều Tiên sẽ là một quốc gia lớn, với dân số khoảng gần 70 triệu người, quy mô nền kinh tế cũng tăng lên rất nhiều và đặc biệt Triều Tiên có một lực lượng quân sự hùng hậu nhất nhì khu vực Đông Á’’.
 
Đoàn xe tới khu vực làm thủ tục xuất nhập cảnh. Một ngôi nhà che bạt, trông như một chiếc lán dựng tạm khổng lồ - đó là cơ sở Hải quan CHDCND Triều Tiên tại biên giới. Trên nóc nhà, chiếc loa phóng thanh đang phát một bài hát Triều Tiên. Abir Saady Hassan Mohamed, một phóng viên người Ai Cập, thốt lên ’’thật tuyệt’’, rồi cô nhún nhẩy theo điệu nhạc và quay sang hỏi Hyuna Park, vừa tốt nghiệp cấp 3 đang chuẩn bị đi Mỹ du học, về nội dung bài hát.
 
Hyuna lắng tai chăm chú nghe và lúng túng trả lời: ’’Xin lỗi, tôi cũng không hiểu rõ lắm. Chị nên hỏi ông Namdoo Kim, chắc chắn ông ấy biết’’.
 
Sau 6 thập niên chia cắt, gần như cô lập, không có nhiều tiếp xúc giữa hai miền Nam - Bắc Triều. Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên giờ đây cảm thấy họ lại một lần nữa ’’bị chia cắt’’ bởi một trong những cái chung nhất giữa họ - ngôn ngữ.
 
Đối với những người thuộc thế hệ trẻ như Hyuna Park, tất cả họ đều gặp đôi chút khó khăn trong việc giao tiếp với người CHDCND Triều Tiên bằng chính tiếng Triều Tiên.
 
Ngoài ngôn ngữ, sau thời gian dài bị chia cắt, giờ đây, hai miền Nam - Bắc Triều Tiên còn có sự ’’phân rẽ’’ về văn hoá ngay cả khi họ có chung văn hoá truyền thống và lịch sử.
 
Đặc biệt, sự chênh lệch lớn về kinh tế giữa Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên là vấn đề quan ngại lớn trong tiến trình hoà giải, thống nhất giữa hai miền, đấy là chưa nói đến sự khác biệt về thể chế chính trị.
 
 
Từ những năm 70, hai bên đã công nhận chính phủ của nhau và hiện nay hai bên là hai quốc gia riêng biệt, có chủ quyền được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Vậy tại sao cần phải thống nhất? Tại sao không cần thống nhất nhưng vẫn mở cửa với nhau giống như Ấn Độ và Pakistan?...
 
Trước những câu hỏi trên, ông Kwon Yongse, một nghị sĩ Quốc hội Hàn Quốc, cho biết, cũng giống như Đông Đức và Tây Đức trước đây, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt ngược với ý nguyện của người dân.
 
"Triều Tiên trước đây là một quốc gia, hiện bị chia cắt bởi chiến tranh thế giới thứ II. Mọi người đều muốn trở thành một nước như trước đây’’.
 
Ông Kwon Yongse thừa nhận: ’’Do thời gian bị chia cắt lâu, cho nên giữa hai bên đều có khoảng cách trên mọi khía cạnh. Ngay cả ngôn ngữ cũng đã hơi khác. Tuy nhiên, về văn hoá không có sự tương phản’’.
 
Thống nhất bằng hội nhập và mở cửa kinh tế
 
Trước thực tế trên, kể từ Chính quyền cựu Tổng thống Kim Dae Jung với chính sách Ánh dương, và hiện nay là Chính sách Hòa bình và Thịnh vượng của Chính quyền Roh Moo-hyun, Hàn Quốc thực hiện đường hướng hoà giải, thống nhất từ từ, không nóng vội.
 
Một quan chức cấp cao thuộc Chính phủ Hàn Quốc cho biết: "Chúng tôi có một cơ chế thống nhất rõ ràng. Thống nhất từ từ, từng bước vì nếu thống nhất nhanh sẽ gây đối đầu... Để làm được điều đó cần thúc đẩy hội nhập, hoà nhập, mở cửa kinh tế và cởi mở hơn về chính trị..."
 
Tiếp nối chính sách Ánh dương, Chính sách Hoà bình và Thịnh vượng của Chính phủ Hàn Quốc bao gồm một số biện pháp để làm sâu sắc và phát triển trao đổi, hợp tác liên Triều trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, xã hội và văn hóa. Những biện pháp này đã tạo điều kiện cho những thay đổi ở Bắc Triều Tiên và đảm bảo nền tảng cho hòa bình bám rễ trên Bán đảo Triều Tiên và hai miền cùng hợp tác cho sự thịnh vượng chung.
 

Chính sách của CHDCND Triều Tiên

CHDCND Triều Tiên mong muốn tiến tới thống nhất giữa hai miền Nam - Bắc Triều, không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài, thông qua cơ cấu liên bang, duy trì bộ máy lãnh đạo và hệ thống của mỗi bên. CHDCND Triều Tiên đã ký Tuyên bố chung Bắc - Nam 15/6, cam kết tiến tới thống nhất một cách hoà bình.

 Tính riêng năm 2005, tổng số người Nam và Bắc Triều Tiên thăm viếng lẫn nhau lên đến 88.341 người, vượt qua tổng số thăm viếng liên Triều của 15 năm trước đó cộng lại (85.400).
 
Việc gia tăng này rất có ý nghĩa vì nó đã tạo ra hướng cho miền Bắc và miền Nam hình thành một cộng đồng đơn nhất để hòa giải và hợp tác, giảm nhẹ tư tưởng đối địch thông qua tăng cường hiểu biết lẫn nhau.
 

Ông Kwon Young - Ghil, đảng Lao động Dân chủ (DLP) của Hàn Quốc, cho biết: ’’DLP ủng hộ thống nhất hai miền Nam - Bắc Triều... Tuy nhiên, điều quan trọng là phải thực tế, thống nhất mà không có một cơ chế hoà bình là điều không thể’’.

Ngoài những hoạt động trao đổi về văn hoá và con người..., hai bên cần tăng cường các hoạt động hợp tác trên lĩnh vực kinh tế.
 
Công trình kho ngoại quan tại vùng DMZ, nhằm thúc đẩy  giao thương gữa hai miền. Ảnh Trần Kiên

Công trình kho ngoại quan tại vùng DMZ, nhằm thúc đẩy giao thương gữa hai miền. (Ảnh Trần Kiên)

Không kể các dự án đầu tư lớn như nối lại tuyến đường sắt và đường bộ liên Triều, xây dựng Cụm Công nghiệp Gaeseong và khu du lịch núi Geumgang (núi Kim Cương), Chính phủ Hàn Quốc mong muốn tạo ra những phương thức để kích hoạt và đảm bảo trao đổi hàng hóa và con người liên Triều. Những biện pháp này bao gồm đơn giản thủ tục hải quan, quá cảnh và một thỏa thuận về đảm bảo qua lại an toàn giữa hai miền Triều Tiên.

Trước tình hình kinh tế khó khăn của CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc đã tăng cường viện trợ phân bón và năng lượng.

’’Chúng tôi viện trợ thêm lương thực, phân bón cho CHDCND Triều Tiên, đồng thời thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai bên. Hệ thống cơ sở hạ tầng ở CHDCND Triều Tiên rất tồi tệ... Các nước lớn cũng cần có kế hoạch hỗ trợ nước này’’, vị quan chức cấp cao Hàn Quốc cho biết.
 
Theo ông Kwon Yongse thì "thống nhất cần bắt đầu từ khía cạnh kinh tế. Mọi sự khác biệt Bắc - Nam sau khi thống nhất phải được tiếp đất nhẹ nhàng (softlanding)."
  • Trần Kiên
 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,