221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
963422
Mỹ, Ấn Độ hoàn tất thỏa thuận hạt nhân gây tranh cãi
1
Article
null
Mỹ, Ấn Độ hoàn tất thỏa thuận hạt nhân gây tranh cãi
,

Mỹ và Ấn Độ hôm 27/7 cho biết đã hoàn tất các cuộc đàm phán về một thỏa thuận hợp tác hạt nhân có lợi cho cả đôi bên. Tuy vậy, không quốc gia nào hé lộ chi tiết của hiệp định gây tranh cãi và bị trì hoãn bấy lâu này.

Tổng thống Bush và Thủ tướng Ấn Độ
Tổng thống Bush và Thủ tướng Ấn Độ
Được Nội các Ấn Độ thông qua hôm 25/7, hiệp định sẽ cho phép Ấn Độ tiếp cận với nhiên liệu và công nghệ hạt nhân của Mỹ lần đầu tiên trong vòng 30 năm qua, mặc dù New Delhi đã từ chối tham gia các hiệp ước không phổ biến hạt nhân và đã thử nghiệm các vũ khí hạt nhân.

Theo tuyên bố chung của ngoại trưởng hai nước, việc kết thúc đàm phán về thỏa thuận này đánh dấu một bước tiến lớn trong hợp tác hạt nhân dân sự. Hợp tác hạt nhân dân sự giữa Mỹ và Ấn Độ sẽ mang lại những lợi ích to lớn về kinh tế cũng như chiến lược cho cả hai nước. 

Tuy nhiên, trước khi sự hợp tác có thể bắt đầu, Ấn Độ phải đàm phán một cơ chế thanh sát đối với các cơ sở hạt nhân của nước này với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) và giành được sự ủng hộ từ Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân gồm 45 nước. Hiệp định cũng phải được Quốc hội Mỹ thông qua.

Nhiều nhà làm luật và các chuyên gia đã tỏ ý lo ngại về những nhượng bộ của Mỹ đối với vấn đề hạt nhân của Ấn Độ. Ngoài ra, theo thỏa thuận, chính quyền Bush sẵn sàng cho phép Ấn Độ tái chế nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng của Mỹ ngay khi Ấn Độ xây dựng một cơ sở tái chế mới. Ngoài ra, Mỹ cũng đồng ý tiếp tục cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho Ấn Độ ngay cả khi Washington ngừng hợp tác nếu New Delhi thử nghiệm vũ khí hạt nhân.

Hành động trên cho thấy sự không nhất quán của Mỹ trong chính sách hạt nhân. Không giống Ấn Độ, Iran là một thành viên của Hiệp ước không phổ biến hạt nhân. Tuy nhiên, Mỹ đã đứng đầu một nỗ lực quốc tế buộc Tehran từ bỏ chương trình làm giàu uranium.

Thỏa thuận với Ấn Độ được ký kết mặc dù Tổng thống Bush tuyên bố hồi tháng 2/2004 rằng ’’làm giàu và tái chế nhiên liệu hạt nhân là không cần thiết đối với những quốc gia muốn sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình’’. Trước đó, Mỹ chỉ đồng ý trao quyền cho các đồng minh then chốt là Nhật Bản và EU.

Các nhà chỉ trích lo ngại thỏa thuận này có thể thúc đẩy sự phổ biến vũ khí hạt nhân và đảo ngược chính sách chống phổ biến hạt nhân 30 năm qua của Mỹ.

  • Minh Sơn (Theo Reuters, AP)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,