221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
989700
Bí mật vệ tinh nhân tạo đầu tiên - Sputnik
1
Article
null
Bí mật vệ tinh nhân tạo đầu tiên - Sputnik
,

Cách đây 50 năm, khi con tàu Sputnik được phóng lên, cả thế giới ngước nhìn bầu trời khâm phục, coi nó như một nỗ lực không ngừng nghỉ của Xô Viết trong việc chinh phục không gian.

Vệ tinh Sputnik I
Vệ tinh Sputnik I.
Nhưng 50 năm sau lại nổi lên một vấn đề, đó là sự kiện quan trọng này không hề có trong chiến lược được tính toán cẩn thận. Ngược lại, việc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên vào vũ trụ chỉ như một canh bạc may rủi chịu tác động của bối cảnh lúc bấy giờ. Nó xuất phát từ giấc mơ của một nhà khoa học thuộc nhóm đã lấy tên lửa rocket, kết hợp với vệ tinh và thuyết phục được điện Kremlin lúc bấy giờ vẫn còn hoài nghi để mở ra kỷ nguyên của không gian.

Vậy thứ ánh sáng mà cả thế giới tập trung lại xem thực chất là cái gì? Hóa ra không phải tàu Sputnik, mà theo ông Boris Chortok, một trong những người sáng lập ra chương trình "Không gian Xô Viết", thì chỉ là tên lửa rocket đã được nâng cấp.

Trong một loạt những cuộc phỏng vấn gần đây với hãng AP, ông Chortok và các cộng sự đã kể về câu chuyện mà rất ít người biết, đó là vệ tinh Sputnik đã được chế tạo như thế nào, và những thành tựu không chắc đạt được ra sao.

Trong suốt cuộc đời mình, ông Chortok đã không thể hé mở một từ nào về dự án này. Tên của ông cũng như ông Sergey Korolyov, trưởng nhóm các nhà khoa học luôn là một điều bí mật. Cuối cùng thì ngày hôm nay, ở tuổi 95, trong buổi nói chuyện với một số phóng viên tại Moscow, ông Chortok cũng có thể bộc bạch niềm kiêu hãnh về vai trò then chốt của mình trong lịch sử khai phá không gian. 

"Mỗi tên lửa rocket đầu tiên đều là người tình của chúng tôi. Chúng tôi rất mê chúng và luôn ao ước phóng thành công. Chúng tôi có thể đánh đổi trái tim và tâm hồn mình để được nhìn thấy chúng bay lên".

Chính sự phấn chấn và quyết tâm của Korolyov là chìa khóa dẫn tới thành công của Sputnik. Và đó là một cơ hội thật sự.

Như các nhà khoa học thời trước miêu tả thì vật thể phóng lên đầu tiên được sản xuất do chương trình mới của Xô Viết: sự phát triển nhanh chóng của loại tên lửa có khả năng tấn công Mỹ bằng bom hydro.

Trả lời hãng AP, một kỹ sư rocket kiêm phi hành gia tên là Goergey Grenchko nói rằng: "Vì không có ý kiến gì về trọng lượng nên loại tên lửa được sản xuất dư sức công kích, mạnh hơn bất cứ loại nào của Mỹ". 

Các nhà khoa học Nga cho biết nếu không có mối đe dọa hạt nhân thì có thể rất lâu sau mới phóng con tàu Sputnik.

Ông Chortok nói: "Lý do chính đằng sau việc khẩn cấp phóng tàu Sputnik chính là không khí của chiến tranh lạnh và cuộc chạy đua với người Mỹ. Và vào thời điểm đó, tên lửa là điều duy nhất mà chúng tôi nghĩ đến". 

Korolyov, nhà khoa học có tầm nhìn xa trông rộng và nhà quản lý có ý chí sắt đá đã thuyết phục điện Kremlin cho phép ông tiến hành phóng vệ tinh. Ông cũng chỉ ra rằng Mỹ cũng đã lập kế hoạch tiến hành việc này vào năm 1958, coi đó là một phần trong các hoạt động của năm địa vật lý quốc tế.

Trong khi chính phủ đã tán thành việc này vào tháng 1/1956 thì quân đội lại muốn để dành tên lửa cho chương trình bom. Ông Grechklo, 76 tuổi trả lời phỏng vấn: họ xem tên lửa như một thứ đồ chơi, một sự mơ tưởng hão huyền của Korolyov.

Ông này còn nói thêm rằng Mỹ cũng có chương trình tên lửa của riêng họ. "Người Mỹ kiêu hãnh coi dự án của họ là tiên phong nhưng chính họ cũng tự nhận thấy rằng họ đi sau chúng ta". 

Liên bang Xô Viết cũng đã có chương trình phát triển vệ tinh đủ sức bay nhưng ông Lorolyov biết rằng phải mất rất nhiều thời gian để hoàn thành. Vì vậy ông mới ra lệnh cho đội của mình nhanh chóng phác thảo một vật phóng được thô sơ nhất, gọi là PS-1, tiến đến là tàu Sputnik giả, loại vệ tinh đơn giản nhất.

Ông Grechklo, người tính toán đường đi cho lần phóng vệ tinh đầu tiên cho biết, ông và những kỹ sư trẻ khác đã thuyết phục Korolyov mang theo một số dụng cụ khoa học cùng với tàu Sputnik nhưng Korolyov đã từ chối và cho rằng việc đó rất mất thời gian. 

Nếu Koroyov nghe theo lời của chúng tôi chất dụng cụ lên khoang thì có lẽ người Mỹ mới là người mở ra kỷ nguyên không gian. 

Vệ tinh với trọng lượng 184 pound, đã được hoàn thành trong vòng chưa đầy ba tháng. Những nhà thiết kế Xô Viết đã xây một khoang điều áp hình cầu bằng hợp kim nhôm đánh bóng với hai máy phát thanh và bốn ăng-ten. Một dự án vệ tinh hình nón trước đó cũng đã lộ diện nhưng Korolyov vẫn thích hình cầu hơn. 

Chertok, người đại diện lâu năm của Korolyov kể lại lời Korolyov nói: "trái đất hình cầu thì vệ tinh nhân tạo đầu tiên cũng phải hình cầu". 

Bề mặt của tàu Sputnik được đánh bóng tuyệt đối để làm chệch hướng tia nắng mặt trời và tránh bị nóng. Việc phóng tàu dự tính vào ngày 6/10 nhưng Korolyov nghi ngờ rằng người Mỹ có thể đặt kế hoạch làm sớm hơn một ngày. Nhóm các nhà khoa học được lệnh kiểm tra lại và báo cáo. 

Korolyov đã không còn cơ hội nào. Ngay lập tức ông hoàn lại các cuộc kiểm tra ở phút cuối cùng và cho dịch kế hoạch phóng vệ tinh sớm lên 2 ngày, tức là vào ngày 4/10/1957. 

Chertok nói: "Hơn bất cứ ai, Korolyov hiểu rõ tầm quan trọng của việc mở ra kỷ nguyên không gian. Đã hàng tỷ năm, trái đất chỉ có một mặt trăng, và đột nhiên lại có thêm một mặt trăng mới, mặt trăng nhân tạo". 

Ngay khi cất cánh khỏi những cánh đồng khô cằn của Kazakstan thì vệ tinh đã phát ra thứ âm thanh có thể nói là nổi tiếng khắp thế giới. Nhưng các kỹ sư thì không thể ngay lập tức ý thức được hết tầm quan trọng của sự kiện này. 

Chertok nhớ lại: "Lúc đó chúng tôi chưa hiểu hết những gì mình làm. Sau này, khi cả thế giới chạy loạn lên, chúng tôi mới thấy nó thật mê ly. Và 4-5 ngày sau đó chúng tôi mới thấy rằng đó là một bước ngoặt trong lịch sử văn minh nhân loại". 

Ngay lập tức sau khi phóng, Korolyov đã gọi điện báo cáo thành công với nhà lãnh đạo Xô Viết. Con trai của Kruschev, Sergei, lúc đó đang ở cạnh ông nhớ lại họ đã nghe thấy tiếng bíp bíp của vệ tinh rồi mới đi ngủ. 

Sergei còn nói lúc đầu họ chỉ đơn thuần coi nó là một trong số những thành tựu kỹ thuật của Xô Viết tương tự như máy bay phản lực chở khách... 

Chàng trai Sergei Kruschev, hiện tại là một uỷ viên cấp cao của Viện Nghiên cứu Quốc tế thuộc trường đại học Brown đã trả lời phỏng vấn qua điện thoại: "Tất cả chúng tôi, những người sát cánh cùng Korolyov, các thành viên chính phủ, Kruschert và cả chính tôi xem đây là một thành tựu khác chứng tỏ kinh tế và khoa học Xô Viết đang đi đúng hướng". 

Bản báo cáo chính thức đầu tiên về việc phóng tàu Sputnik được đăng ngắn gọn ở một góc khuất trên tờ Pravda. Chỉ hai ngày sau đã xuất hiện một loạt tiêu đề trích dẫn những lời tán dương từ phía nước ngoài. 

Chertok nói rằng tờ Pravda cũng cho xuất bản một bài mô tả con tàu vũ trụ Sputnik để người xem hiểu rõ. Nhưng bài báo lại không đề cập rằng ánh sáng xoẹt ngang qua bầu trời mà mọi người nhìn thấy chỉ là tên lửa rocket đã được nâng cấp với quỹ đạo bay tương tự. 

Vật bay theo quỹ đạo nhỏ xíu này không thể thấy bằng mắt thường. Vui mừng trước sự khâm phục của thế giới, Kruschev đã ngay lập tức ra lệnh cho Korolyov phóng một vệ tinh mới, và lần này là để kỷ niệm cuộc cách mạng Bolsevik ngày 7/11/1917. 

Korrolyov trích lời Kruschev nói với ông: "Chúng tôi không nghĩ là các bạn có thể vượt Mỹ với cái vệ tinh này nhưng các bạn đã làm được. Thế nên bây giờ các bạn nên làm cái gì đó mới mẻ nhân dịp 7/11". 

Làm việc suốt ngày đêm, Korolyov và nhóm của mình đã chế tạo xong một con tàu vũ trụ khác trong vòng chưa đầy một tháng. Ngày 3/11 họ đã phóng con tàu Sputnik 2 với trọng lượng 1118 pound. Nó đã mang theo một động vật sống đầu tiên là con chó lai có tên Laika trong khoang buồng lái điều áp. 

Con chó này đã chết vì nóng một tuần sau đó. Điều này đã gặp phải sự phản đối của những người yêu động vật. Nhưng chuyến bay đã chứng tỏ rằng vật thể sống có thể tồn tại trong không gian đồng thời mở đường cho các chuyến bay của con người sau này. 

Con tàu Sputnik đã phát ra tiếng kêu trong 2 tuần và bay theo quỹ đạo khoảng 3 tháng trước khi bốc cháy. Nó bay quanh trái đất 1.400 lần với vận tốc chưa đầy 100 phút một quỹ đạo. 

Với Korolyov, niềm vui xen lẫn đắng cay. Ông chưa bao giờ đề cập đến trong các buổi bàn bạc về việc phóng vệ tinh, vai trò của ông chỉ một số quan chức và các nhà thiết kế mới biết. 

Loneid, một thành viên của Viện Khoa học Xô Viết , một nhân vật không liên quan gì đến chương trình đã được phương Tây nhìn nhận như là cha đẻ của Sputnik, một điều hoàn toàn sai lầm.Trong khi đó Korolyov cũng chỉ được phép công bố đề tài nghiên cứu không nhạy cảm của mình với bút danh "giáo sư K. Sergeyev. 

Kruschev đã phản đối việc ủy ban của giải thưởng Nobel gợi ý trao giải cho Korolyov, khẳng định đó là thành tựu của toàn thể nhân dân Xô Viết. 

Sergey Kruschev cũng cho biết ý kiến của bố mình là việc coi trọng Korolyov sẽ chọc tức các nhà thiết kế tên lửa và gây cản trở cho các chương trình về không gian và tên lửa. 

Sergey còn nói thêm: "Những người này không giống như diễn viên, họ sẽ ghen ghét Korolyov đến phát điên. Tôi nghĩ quyết định của bố tôi là đúng. Tất nhiên như vậy thì Korolyov cảm thấy vô cùng đau đớn".

Con gái của Korolyov, Natalia, đã ghi lại trong một cuốn sách rằng việc che giấu sự thật làm bố cô phật ý. Cô cũng nhắc lại lời của bố mình: "Chúng tôi như những người thợ mỏ vậy, chúng tôi làm việc dưới mặt đất, không ai nhìn thấy hay nghe thấy chúng tôi". 

Liên bang Xô Viết và mọi người trên thế giới chỉ biết đến cái tên Korolyov khi ông mất vào năm 1966. Ngày hôm nay nhà của ông tại Moscow, nơi Chertok gặp gỡ các nhà báo trở thành bảo tàng danh dự của trưởng nhóm các nhà khoa học.

Chertok chỉ được phép du lịch ra nước ngoài vào cuối những năm 1980. 

Những người chỉ huy chương trình không gian vẫn còn sống không còn vô danh hay im lặng mà ngập chìm trong sự tán dương, xa rời những gì đã phủ nhận họ. 

Valery Korzun, một phi hành gia, giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo phi hành gia Star City nói: "Cuộc chiến đấu trong không gian mặc dù có lý do quân sự nhưng đã thúc đẩy loài người tiến lên. Thành tựu ngày hôm nay của chúng ta đạt được là từ cuộc tranh đấu ấy". 

  • Thuỳ Vy (theo AP) 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,