221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
992654
Xa vời thoả hiệp Nga, Mỹ về lá chắn tên lửa
1
Article
null
Xa vời thoả hiệp Nga, Mỹ về lá chắn tên lửa
,

Vào ngày 12-13/10 tới, các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao Nga, Mỹ dự định hội đàm tại Moscow về kế hoạch của Mỹ lựa chọn một địa điểm thứ ba tại châu Âu để đặt hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia. Theo truyền thống, vào đêm trước của cuộc gặp, các bên đã phác thảo lập trường của họ về vấn đề này.

Lá chắn tên lửa Đông Âu là nguyên nhân chính của mối bất hoà Nga, Mỹ
Lá chắn tên lửa Đông Âu là nguyên nhân chính của mối bất hoà Nga, Mỹ
Rõ ràng rằng Mỹ sẽ không đáp ứng các yêu cầu của Moscow, dù chỉ 50%, và từ bỏ kế hoạch đặt hệ thống tên lửa phòng thủ tại Đông Âu. Hơn nữa, Mỹ cũng không muốn chấp nhận đề xuất của Moscow dùng trạm radar Gabala mà Nga thuê ở Azerbaijan thay cho trạm radar mà Mỹ định đặt ở Cộng hoà Séc.

Moscow vẫn hy vọng Washington sẽ chấp nhận đề xuất của Nga bởi đề xuất đó sẽ góp phần củng cố sự ổn định chiến lược và tránh được các nguy cơ mới.

Cuộc họp cuối cùng này diễn ra sau ba vòng tham vấn chuyên gia từ cả hai phía. Kết quả sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng đi đến thoả hiệp của hai bên.

Trước cuộc họp, Quốc hội Nga đã ra tuyên bố về những hậu quả của việc triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ của Mỹ tại Đông Âu. Bình luận về tuyên bố này, cựu thư ký Hội đồng an ninh Nga, nghị sĩ Andrei Kokoshin, chỉ ra rằng nếu hai bên không đạt được một thoả thuận mà Nga có thể chấp nhận được, Nga sẽ đáp lại bằng các biện pháp kỹ thuật, chính trị lẫn quân sự.

Nhiều nhà hoạch định chính sách và chuyên gia cho rằng những biện pháp trả đũa đó là việc Nga sẽ rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) và Hiệp ước các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE). Họ cũng dự đoán sẽ xảy ra chạy đua vũ trang. Không cần phải bàn cãi thêm, châu Âu sẽ không hài lòng về triển vọng này.

Vậy tại sao Nga và Mỹ không thể đi đến thoả hiệp?

Washington khẳng định rằng lá chắn tên lửa phòng thủ ở Đông Âu sẽ chỉ nhằm vào các tên lửa đạn đạo của những quốc gia có chế độ không thể dự đoán được, chẳng hạn như Iran hoặc CHDCND Triều Tiên. Lá chắn này sẽ không đe doạ Nga một chút nào.

Mỹ đang hoạch định triển khai một trạm radar tại Cộng hoà Séc và 10 tên lửa đánh chặn ở Ba Lan vì địa lý và hình học, không phải vì các lý do chính trị. Trạm radar Gabala sẽ không thể làm công việc này do nó không có những tần số cần cho việc nhắm tên lửa đánh chặn vào tên lửa đạn đạo của Iran.

Trong khi đó, Moscow tin rằng hệ thống tên lửa phòng thủ của Mỹ tại Đông Âu sẽ đe doạ tới an ninh của nước này vì hệ thống sẽ thay đổi cơ cấu quân sự của Mỹ tại châu Âu theo hướng có lợi cho Mỹ.

Những lập trường trên làm cho hai bên không thể đi tới một thoả hiệp - hoặc là Mỹ từ bỏ kế hoạch của nước này hoặc Nga sẽ phải nhất trí kết hợp hai trạm radar trên lãnh thổ Séc và Azerbaijan.

Washington vờ như không hiểu những lo ngại của Moscow và tiếp tục chính sách của họ. Daniel Fried, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề châu Âu và Âu Á, cho biết: ’’Radar Gabala và trạm radar dự định ở Cộng hoà Séc như thể được xây dựng để bổ trợ lẫn nhau. Nếu chúng được kết hợp, chúng sẽ giúp theo dõi chặt chẽ hơn việc phóng tên lửa đạn đạo của Iran’’.

Tóm lại, phái đoàn Mỹ sẽ giữ lập trường này tại cuộc họp ở Moscow. Và sự thoả hiệp giữa hai bên vẫn xa vời.

  • Minh Sơn (theo Novosti)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,