221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
996238
Đằng sau quyết định từ chức của Ali Larijani
1
Article
null
Đằng sau quyết định từ chức của Ali Larijani
,

Việc ông Ali Larijani, nhà đàm phán hạt nhân hàng đầu của Iran, từ chức khiến cho dư luận hết sức ngạc nhiên. Động thái này có thể là khởi đầu của một sự thay đổi lớn trong chính sách của nước CH Hồi giáo này.

Quyết định từ chức của Ali Larijani khiến dư luận ngạc nhiên.
Quyết định từ chức của Ali Larijani khiến dư luận ngạc nhiên. Ảnh Getty Images
Trong những năm tháng qua, ông Larijani là một nhân vật quan trọng trong các nỗ lực môi giới cho một sự thỏa hiệp với phương Tây xung quanh chương trình hạt nhân của Iran.
Larijani được biết đến là người có nhiều bất đồng lớn với Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad về cách thức tiến hành đàm phán hạt nhân. 

Cũng giống như hầu hết mọi người ở Iran, Larijani ủng hộ chương trình này.

Ông chắc chắn không phải là người "hào phóng". Ông ủng hộ Tổng thống trong cuộc bầu cử gần đây nhất, một ứng viên được Lực lượng Cận vệ Cách mạng Iran hậu thuẫn. Ông  cũng thường được mệnh danh là "một người bảo thủ".

Nhưng Larijani ủng hộ việc đàm phán về vấn đề hạt nhân mạnh mẽ hơn nhiều so với Tổng thống. Ngược lại, ông Ahmadinejad từng công bố tại Liên Hợp Quốc rằng "vụ việc đã khép lại".

Nếu không có sự thỏa hiệp về vấn đề hạt nhân thì mọi cuộc đàm phán chắc chắn sẽ thất bại.

Vấn đề lại trở nên nổi cộm sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra một sự thỏa hiệp mới về thế bế tắc hạt nhân khi ông tới Tehran hôm thứ Ba tuần trước.

Ali Larijani nói rằng các ý kiến này đáng để xem xét - còn Tổng thống Ahmadinejad lại phản đối thẳng thừng. Thực tế, nhà lãnh đạo này khẳng định người đứng đầu Kremlin chẳng đưa ra đề xuất nào hết.

Tiến trình đàm phán hạt nhân của Iran tới đây sẽ khó khăn hơn nhiều.
Tiến trình đàm phán hạt nhân của Iran tới đây sẽ khó khăn hơn nhiều. Ảnh AFP
Củng cố quyền lực

Đoàn đàm phán hạt nhân Iran giờ đây đã có lãnh đạo mới. Đó là Saeed Jalili, một thứ trưởng ngoại giao là đồng minh thân cận của Tổng thống. Ông này là người đã đi cùng Ahmadinejad trong chuyến công du mới đây tới New York và là cánh tay phải đắc lực của Tổng thống.

Như vậy có nghĩa là những người có quan điểm cứng rắn xung quanh Tổng thống đang củng cố quyền lực còn những nhân vật bất đồng đang bị gạt ra ngoài lề.

Điều đó một lần nữa chứng tỏ rằng Lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei đứng về phe Ahmadinejad trong cuộc tranh giành quyền lực phức tạp trong nội bộ chính phủ Iran.

Tuy nhiên, sự thay đổi về nhân sự không có nghĩa là dấu chấm hết đối với các cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân. Iran có lợi ích trong việc duy trì đàm phán tiếp diễn, thậm chí ngay cả khi nước này không sẵn sàng thỏa hiệp.

Nhưng đàm phán về một giải pháp ngoại giao cho chương trình hạt nhân Iran luôn luôn là một tiến trình khó khăn. Và giờ đây tiến trình ấy sẽ còn khó hơn nhiều.

  • Thanh Hảo (Theo BBC)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,