221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1002342
Tổng thư ký LHQ "va chạm" với phái viên Pakistan
1
Article
null
Tổng thư ký LHQ 'va chạm' với phái viên Pakistan
,
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã "va chạm" với đại sứ Pakistan tại LHQ Munir Akram về việc Tổng thống Pervez Musharraf ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.

Tổng thư kí Liên hợp quốc Ban Ki-moon (Ảnh: AFP)
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon (Ảnh: AFP)
Đại sứ Akram than phiền rằng ông Ban Ki-moon đang can thiệp vào tình hình nội bộ của Pakistan khi tuyên bố quốc gia này cần phải quay trở lại thiết chế dân chủ. Trong khi đó, phát biểu trước báo chí sau cuộc gặp với ông Akram hôm 6/11, Tổng Thư ký LHQ một lần nữa bày tỏ "lo ngại sâu sắc và lấy làm tiếc vì những gì đã xảy ra ở Pakistan".

Hôm qua, chính phủ Pakistan tiếp tục thẳng tay đàn áptống giam hàng chục người chống đối. Islamabad đã sa thải Chánh án Tòa án Tối cao Iftikhar Chaudhry vì đã kêu gọi người dân nổi dậy và khôi phục lại hiến pháp.

Ông Ban Ki-moon yêu cầu các nhà chức trách Pakistan trả tự do cho các lãnh đạo đối lập, luật sư bị bắt giam trong cuộc khủng hoảng cũng như dỡ bỏ lệnh hạn chế đối với giới truyền thông địa phương. Ông cũng chia sẻ quan điểm với cựu Thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto khi cho rằng Tổng thống, Tướng Musharraf nên từ chức tổng tư lệnh quân đội và tổ chức các vòng bỏ phiếu mới vào đầu năm sau.

Bà Bhutto, người đang thương thuyết về một thỏa thuận chia sẻ quyền lực với tổng thống, hôm 6/11 cho biết bà không có kế hoạch gặp gỡ ông Musharraf. Cựu thủ tướng đang có mặt tại Islamabad để thảo luận về khủng hoảng hiện tại với những lãnh đạo đối lập khác.

Phản ứng của cộng đồng quốc tế

Sau khi ban hành sắc lệnh khẩn cấp, đình chỉ hiến pháp Pakistan, Tổng thống Musharraf đang đối mặt với làn sóng chỉ trích ngày càng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế. Mỹ đã đình chỉ các cuộc hội đàm về hợp tác quốc phòng với Pakistan dự kiến diễn ra trong tuần này, và tuyên bố sẽ xét lại chương trình viện trợ trị giá hàng tỷ đôla cho quốc gia Nam Á này.

Liên minh châu Âu (EU) đã tiếp lời Mỹ và Anh, kêu gọi ông Musharraf phóng thích tất cả những người vừa bị bắt, kể cả các thành viên của tòa án, nới lỏng các quy định hạn chế giới truyền thông và tìm cách hòa giải với các đối thủ chính trị. Theo EU, ông Musharraf nên thực hiện cam kết từ bỏ chức tổng tư lệnh quân đội trong tháng này và tổ chức bầu cử vào tháng 1/2008.

Khối Thịnh vượng chung, gồm 53 nước thành viên, chủ yếu là các thuộc địa cũ của Anh, đã triệu tập một hội nghị đặc biệt cấp bộ trưởng tại London vào tuần tới để bàn về tình hình bất ổn hiện tại ở Pakistan.

Trong khi đó, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA) hiện vẫn giữ yên lặng trước vấn đề Pakistan. Sứ mạng của HĐBA là giải quyết những hiểm họa đối với an ninh và hòa bình trên thế giới. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao hiện vẫn chưa rõ cơ quan này sẽ có hành động như thế nào đối với cuộc khủng hoảng ở Pakistan.

  • Thanh Bình (Theo BBC, Reuters)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,