221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1011368
Hội nghị thượng đỉnh khí hậu Bali: Tìm kiếm thỏa thuận mới
1
Article
null
Hội nghị thượng đỉnh khí hậu Bali: Tìm kiếm thỏa thuận mới
,

Đại biểu của 190 quốc gia đã tới Bali để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu. Hội nghị lần này chủ yếu nhằm đạt được một thỏa thuận chung vào năm 2009 cho tất cả các nước trong cuộc chiến chống lại sự ấm nóng toàn cầu.

s

Hội nghị thượng đỉnh về thay đổi khí hậu đã khai mạc tại Bali, Indonesia (Ảnh: Reuters)

Thỏa thuận chung sẽ thay thế Nghị định thư Kyoto. Trung tâm mọi cuộc thảo luận là sự cần thiết của việc cắt giảm lượng khí thải. Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu kéo dài trong hai tuần ở Bali, Indonesia, cũng sẽ bàn thảo về việc làm thế nào để giúp đỡ những quốc gia nghèo đương đầu trong một thế giới đang nóng dần lên.

Ông Yvo de Boer, Giám đốc điều hành UNFCCC - Công ước khung của LHQ về thay đổi khí hậu - đã kêu gọi cộng đồng quốc tế qua hội nghị thượng đỉnh có ’’những bước đi cụ thể’’ đối phó với tình trạng thay đổi khí hậu. "Chúng ta cần có những hành động nhanh chóng hơn nữa trong dự báo thay đổi khí hậu cũng như đưa ra phản ứng thích hợp’’, trong bài phát biểu hoan nghênh đại biểu các nước, ông Yvo de Boer nhấn mạnh như vậy. "Trong sự thay đổi khí hậu, các dự án tăng trưởng kinh tế và gia tăng nhu cầu năng lượng vào 20 năm tới, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển, cần hướng tới xu thế xanh, sạch’’.

Đầu năm nay, Uỷ ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC) đưa ra báo cáo rằng, trong thế kỷ tới, thế giới sẽ nóng lên từ 1,8-4 độ C.

Tâm điểm chương trình nghị sự tại Hội nghị thượng đỉnh lần này là sự nhất trí cắt giảm lượng khí thải sau năm 2012. Đây là thời gian kết thúc Nghị định thư Kyoto, trong đó các quốc gia công nghiệp cam kết giảm thải khí carbon dioxide (CO2) xuống ít nhất 5% so với mức năm 1990.

Gần đây, UNFCCC tuyên bố, lượng khí thải nhà kính từ 40 quốc gia giàu nhất thế giới tăng cao gần tới mức đỉnh điểm trong năm 2005.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ George Bush trong một bài phát biểu đã khẳng định, lượng khí thải của nước này đã giảm 1,5% trong năm 2006 so với năm 2005. Trong chính sách môi trường của mình, ông Bush nói: "Nguyên tắc hoạt động của chúng tôi là rõ ràng: Chúng tôi phải dẫn đầu thế giới trong nỗ lực làm giảm lượng khí thải nhà kính. Chúng tôi phải hành động theo cách không làm hỏng sự phát triển kinh tế hoặc ngăn cản các nước mang nhiều thịnh vượng hơn đến cho nhân dân của họ’’.

EU thì ủng hộ việc sử dụng những mục tiêu bắt buộc. Khối này đã sẵn sàng cam kết cắt giảm lượng khí thải khoảng 20% vào năm 2020. Một số nhà quan sát cho rằng, sự khác biệt giữa hai siêu cường kinh tế sẽ là những trở ngại với Hội nghị Bali nhằm đạt được một lộ trình cho "Kyoto II".

Hội nghị Bali dự kiến còn xem xét việc trợ giúp tài chính cho những nước đang phát triển để đối phó với hậu quả thay đổi khí hậu.

  • Kỳ Thư (Theo BBC, Reuters)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,