221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1011938
Mỹ đổi ý về Iran?
1
Article
null
Mỹ đổi ý về Iran?
,

Mới 2 năm trước đây, 16 cơ quan tình báo của Mỹ đều đồng lòng cho ra bản báo cáo "vạch tội" Iran. Giờ đây, cũng ngần ấy cơ quan lại cho ra một bản báo cáo khẳng định, Iran đã ngừng chương trình hạt nhân từ năm 2003. Phải chăng, Washington đã "quay ngoắt" thái độ với Tehran?

>> Mỹ giảm nhẹ mối đe doạ từ Iran

Ông Bush đã "nhẹ nhàng" hơn với Iran. Ảnh Time
Ông Bush đã "nhẹ nhàng" hơn với Iran. Ảnh Time

Trong báo cáo đưa ra cuối năm 2005, các cơ quan tình báo của Mỹ đều tuyên bố rành mạch rằng, Iran đã được xác định vẫn phát triển vũ khí hạt nhân bất chấp những ràng buộc và sức ép quốc tế. Thực tế, chỉ sau một năm, Iran đã công khai nối lại hoạt động làm giàu uranium bất chấp nghị quyết phản đối của Hội đồng Bảo an LHQ.

Kể từ đó, tin đồn về khả năng Mỹ tấn công Iran ngày một gia tăng. Đặc biệt, ông Bush còn tuyên bố "hạt nhân Iran có thể gây nên cuộc đại chiến thế giới lần thứ ba". Phụ hoạ với ông Bush, Phó Tổng thống Dick Cheney đã cảnh báo Iran phải gánh "những hậu quả nghiêm trọng" nếu không ngừng các hoạt động làm giàu uranium.

Tuy nhiên, mới hôm qua, 16 cơ quan tình báo của Mỹ dường như "dội nước lạnh" vào những cái đầu nóng của bộ đôi Bush - Cheney khi đưa ra bản báo cáo nhấn mạnh: "Chúng tôi đánh giá tự tin rằng, vào mùa thu năm 2003, Tehran đã ngừng chương trình hạt nhân của mình" và "Tehran không tái khởi động chương trình vũ khí hạt nhân vào giữa năm 2007".

Chương trình hạt nhân bao gồm thiết kế vũ khí hạt nhân, các hoạt động vũ trang hạt nhân và bí mật làm giàu uranium. Ngoài ra, bản báo cáo còn đề cao việc Iran chịu nhượng bộ trước sức ép ngoại giao quốc tế và ngừng chương trình hạt nhân vào năm 2003. Gần như ngay lập tức, phe dân chủ trong chính giới Mỹ lên tiếng đề nghị tăng cường các hoạt động ngoại giao với Iran.

Vậy tại sao Mỹ lại quay ngoắt 1800 như vậy? Giới phân tích nhận định, có nhiều khả năng việc "đảo ngũ" của một tướng Iran chạy sang phương Tây vào năm 2007 đã góp phần tạo nên những thông tin tình báo "tốt đẹp hơn" từ nội bộ Iran. Các nhân viên tình báo Mỹ thừa nhận, những đánh giá trước đây chỉ mang tính cảnh báo, có lẽ do sức ép của ông Cheney, người muốn có một bản báo cáo "đẹp" để lấy cớ đánh bom Iran.

Chính quyền Bush đã bị chỉ trích vì đã gây sức ép với giới tình báo để có được một báo cáo "như ý" về vũ khí huỷ diệt hàng loạt của Iraq rồi lấy cớ tấn công nước này năm 2003. Như vậy, với bản báo cáo mới này, tình báo Mỹ đã "hạ" ngay khả năng tấn công quân sự Iran. 

Bush đứng sau bản báo cáo? 

Như vậy, rõ ràng kế hoạch đánh bom Iran đã bị loại bỏ. Câu hỏi đặt ra là liệu có phải Nhà Trắng đứng đằng sau bản báo cáo an ninh quốc gia nói trên? Liệu ông Bush có bật đèn xanh cho giới tình báo Mỹ? Và, nếu có, tại sao một người cứng rắn về vấn đề hạt nhân Iran như ông Bush lại làm vậy? 

Câu trả lời khả dĩ nhất có lẽ cuối cùng Chính quyền Bush cũng nhận ra Iran là một cây cầu quá xa. Các nhóm vũ trang Shi’ite được Iran hậu thuẫn đang làm đau đầu lính Mỹ tại Iraq. Trong khi đó, tại Lebanon, liên minh chống đối và ủng hộ Syria, trong đó có "đại diện của Iran" - lực lượng Hezbollah, đã đạt được thoả thuận về ứng cử viên, Tướng tư lệnh Michel Suleiman. Như vậy, đánh bom Iran sẽ phá tan thế cân bằng vốn rất mỏng manh ở những nước trên. Đấy là chưa nói đến việc Hezbollah đe doạ tấn công Israel nếu "Mỹ động đến một sợi tóc của Iran". 

Thêm một câu trả lời nữa nằm ở các nước vùng Vịnh. Hơn một năm qua, khi Mỹ liên tục bắn tin tấn công Iran, các nước vùng Vịnh đã cử đặc phái viên tới Tehran để khẳng định họ sẽ không giúp Mỹ. Tuy nhiên, về phương diện cá nhân, các nước này không quên khuyên Mỹ rằng, hoặc là tiêu diệt hẳn Iran hoặc là không nên động vào. Tất nhiên, việc tiêu diệt hẳn Iran đối với Mỹ là điều không thể. 

  • Trần Kiên (tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,