221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1013230
Biểu tình toàn cầu đánh dấu hội nghị khí hậu ở Bali
1
Article
null
Biểu tình toàn cầu đánh dấu hội nghị khí hậu ở Bali
,

Người biểu tình trên toàn thế giới hôm qua (8/12) đã đổ xuống các đường phố để thúc ép các nhà lãnh đạo thế giới có hành động trước sự thay đổi khí hậu, kết hợp với cuộc biểu tình đánh dấu hội nghị về môi trường của Liên Hợp Quốc đang diễn ra tại Bali, Indonesia.

>> Hội nghị thượng đỉnh khí hậu Bali: Tìm kiếm thỏa thuận mới
      Bảo vệ hành tinh - cần lắm một tiếng nói chung
    

In Berlin, an ice sculpture of a polar bear was carved out of 15 tonnes of ice as a memorial to climate protection

Tại Berlin, một chú gấu được làm từ khối đá 15 tấn xuất hiện nhằm ghi nhớ việc bảo vệ khí hậu. (Ảnh AFP)

Biểu tình diễn ra ở Áo, Bỉ, Anh, Đức, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, đảo Bali của Indonesia và nhiều nơi khác.

Các nhà tổ chức cho biết, có hơn 10.000 người biểu tình ở London, song theo thống kê của cảnh sát, con số này chỉ là 2.000. Đoàn người tuần hành dưới trời mưa đi xuyên qua thành phố, cuối cùng tụ tập trước cửa đại sứ quán Mỹ.

"Chúng tôi thấy rằng đương đầu với mối đe doạ thay đổi khí hậu nên là ưu tiên số 1 của chính phủ Anh, mối ưu tiên trong mọi lĩnh vực chính sách", nội dung bức thư được chuyển tới văn phòng Thủ tướng Anh Gordon Brown ghi rõ. 

Jonathan Essex thuộc tổ chức Cuộc vận động chống thay đổi khí hậu - nơi tổ chức cuộc tuần hành nói: "Nếu thế hệ sau nói với chúng tôi: Bố, bố đã làm gì để đấu tranh chống thay đổi khí hậu? Câu trả lời chúng ta nên đưa ra là: ta đã ngăn chặn. Bất cứ một câu trả lời nào khác đều không thể chấp nhận được".

Hàng trăm người tập trung tại thủ đô của Philippines nhằm tuyên truyền cho việc sử dụng năng lượng mặt trời (Ảnh AP)
Hàng trăm người tập trung tại thủ đô của Philippines nhằm tuyên truyền cho việc sử dụng năng lượng mặt trời (Ảnh AP)

Tại Đức, theo các nhà tổ chức, có khoảng 10.000 người tập trung trước một biểu tượng không được thắp sáng, cùng với một số người kêu gọi tắt điện trong 5 phút, kể từ 19h (giờ GMT) tại Áo, Đức và Thuỵ Sĩ. Việc tắt điện được hoạch định nhằm đưa các công trình kỷ niệm có tính lịch sử chìm trong bóng tối, như cổng Brandenburg tại Berlin, nhà thờ Cologne...Khoảng 5.000 người đã tham gia cuộc tuần hành ở thủ đô của Đức, trong khi các cuộc biểu tình khác cũng diễn ra ở Munich, Nuremberg, Freiburg và Saarbruecken.

Tại Bali, khoảng 500 nhà hoạt động mang khẩu hiệu đã tuần hành cùng với những người biểu tình tới từ những nơi xa xôi như châu Âu, Hàn Quốc và Bangladesh nhằm tác động tới hội nghị về môi trường của LHQ đang diễn ra.

Biểu tình ở London (Ảnh Getty Image)
Biểu tình ở London (Ảnh Getty Image)
Tại khu nghỉ Bali, đại biểu 188 quốc gia đang cố gắng đưa ra một khuôn khổ cho thoả thuận mới nhằm giảii quyết vấn đề nóng lên của toàn cầu khi thoả thuận hiện nay hết hiệu lực vào năm 2012.

Tại Istanbul, khoảng 1.000 người biểu tình kêu gọi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ ký Nghị định thư Kyoto về thay đổi khí hậu và phản đối kế hoạch xây nhà máy điện hạt nhân, vốn được Quốc hội vừa phê chuẩn.

Ở Athens, hơn 1.000 người biểu tình đã tập trung tại quảng trường chính Syntagma. Cùng thời điểm, biểu tình cũng diễn ra ở thành phố phía bắc Salonika và nhiều nơi khác tại Hy Lạp.

Tại Madrid, khoảng 50 người biểu tình đã tập trung tại trung tâm thành phố mang theo khẩu hiệu với dòng chữ "Thay đổi lối sống, không thay đổi khí hậu".

Theo ước tính của cảnh sát, khoảng 3.000 người đã tham gia cuộc tuần hành chống thay đổi khí hậu ở Brussels do Liên minh khí hậu tổ chức.

  • Hoài Linh (Theo AFP, AP, BBC)

     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,