221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1019250
Pakistan sẽ ra sao sau vụ ám sát bà Bhutto?
1
Article
null
Pakistan sẽ ra sao sau vụ ám sát bà Bhutto?
,

Rõ ràng, vụ ám sát bà Benazir Bhutto tựa như một cú trời giáng nhằm vào mọi hy vọng của cộng đồng quốc tế về một sự ổn định ở Pakistan.

Pakistan sẽ trượt sâu vào bất ổn?
Pakistan sẽ trượt sâu vào bất ổn?
Cựu thủ tướng Pakistan Bhutto bị một tay súng bắn vào cổ và ngực khi bà đang vào xe sau cuộc mít tinh tại thành phố Rawalpindi, gần Thủ đô Islamabad. Tay súng này sau đó đã cho nổ tung quả bom đang mang trong người.

Vụ nổ xảy ra gần một lối vào của công viên ở Rawalpindi, nơi bà Bhutto diễn thuyết tại một cuộc mít tinh vận động cho cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 1 tới tại thành phố Rawalpindi.

Ít nhất 20 người khác đã thiệt mạng trong vụ tấn công này và nhiều người bị thương. Vào thời điểm xảy ra vụ tấn công, có hàng nghìn người ủng hộ bà Bhutto tại cuộc mít tinh ở Rawalpindi.

Không có gì phải nghi ngờ, bà Bhutto là một trong những nhân vật chính trị nổi trội nhất tại Pakistan. Bà từng hai lần làm thủ tướng và hy vọng đảng Nhân dân Pakistan (PPP) sẽ giành thắng lợi trong cuộc bầu cử vào tháng tới. Một cuộc bầu cử được rất nhiều người mong đợi bởi nó là cuộc bầu cử đầu tiên kể từ khi Tổng thống Musharraf từ chức tổng tư lệnh quân đội để “biến mình” thành một nhà lãnh đạo dân sự.

Hiển nhiên, cái chết của bà Bhutto để lại một khoảng trống chính trị to lớn tại đất nước vốn đã sẵn bất ổn chính trị. Cái chết của bà sẽ kéo theo hàng loạt cuộc biểu tình phản đối rầm rộ. Những người ủng hộ bà và đảng Nhân dân Pakistan (PPP) sẽ bày tỏ sự tức giận, đặc biệt trước lễ tang của bà Bhutto. Như vậy, Pakistan vốn đã bất ổn sẽ càng bất ổn hơn.

Nhiều khả năng, Tổng thống Pervez Musharraf lại lấy cớ để ban hành tiếp tình trạng khẩu cấp hoặc thậm chí thiết quân luật. Ngoài ra, cái chết của bà Bhutto còn tạo cớ cho ông Musharraf hoãn cuộc bầu cử dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 8/1 tới.

Vụ ám sát Benazir Bhutto là một bước thụt lùi trong tiến trình ổn định chính trị tại Pakistan. Giờ đây, cựu Thủ tướng Nawaz Sharif trở thành nhân vật đối lập “nặng ký” nhất. Tuy nhiên, có vẻ như ông này chưa đủ sức để tạo thế đối trọng Tổng thống Musharraf. Như vậy, những ai mong muốn một sự thay đổi trên chính trường Pakistan giờ đây hầu như còn rất ít cơ hội.

Ai đứng đằng sau vụ ám sát? 

Khi vụ ám sát diễn ra, mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda và Taliban là những đối tượng bị đưa vào “tầm ngắm” trước tiên.

Al-Qaeda đã từng thề sẽ giết bà Bhutto khi bà trở về nước vào tháng 10. Bằng chứng rõ nét nhất là vào ngay ngày đầu tiên đặt chân trở về quê hương, đoàn xe của bà đã bị đánh bom tại Karachi khiến hơn 100 người thiệt mạng.

Nếu như al-Qaeda chính là thủ phạm, đây sẽ là bằng chứng hiển minh nhất về sự nổi dậy của mạng lưới khủng bố này tại các vùng bộ lạc ở Pakistan. Giới đầu lĩnh Al-Qaeda dường như đã hồi sinh ở Afghanistan và cái chết của Bhutto chính là một “chiến thắng quan trọng” của chúng ở quốc gia láng giềng Pakistan.

Như vậy, ngoài lỗi của ông Musharraf, sự “lũng đoạn” của Al-Qaeda tại Pakistan còn cho thấy thất bại thảm hại của Mỹ trên mặt trận chống khủng bố mà ở đó Pakistan được coi là “tiền tuyến”.

Ngoài ra, tương lai của Pakistan còn đóng vai trò quan trọng đối với an ninh toàn cầu. Các lực lượng ủng hộ Taliban và al-Qaeda từ nhiều năm nay đã trở thành một thứ “nhà nước nằm trong nhà nước”.

Các tay súng chống phương Tây “bắt nguồn” từ Pakistan đang hoành hành tại Afghanistan, thách thức Chính phủ của Tổng Hamid Karzai. Đáng chú ý, phần lớn các cuộc tấn công khủng bố lớn nhằm vào phương Tây kể từ vụ 111/9/2001 đều có sự dính líu của những đối tượng từng được huấn luyện từ bên trong Pakistan.

Như vậy, vụ ám sát bà Bhutto không những làm trầm trọng thêm tình hình bất ổn tại Pakistan, để lại khoảng trống chính trị lớn ở đất nước này mà còn ảnh hưởng tới an ninh toàn cầu hay nói cách khác, nó là hiện thân của sự thất bại trong cuộc chiến chống khủng bố.

·        Trần Kiên (tổng hợp)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,