221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1020448
Bhutto bị ám sát và cơ hội của Nawaz Sharif
1
Article
null
Bhutto bị ám sát và cơ hội của Nawaz Sharif
,

Trong hai nhiệm kỳ làm thủ tướng vào những năm 1990, ông Nawaz Sharif đã nỗ lực giành sự ủng hộ của người dân Pakistan bằng các chính sách dân túy và làm rất ít để làm hài lòng Mỹ cũng như các đồng minh nước ngoài khác. Giờ ông lại có cơ hội để lặp lại vai trò đó.

>Toàn cảnh vụ ám sát cựu thủ tướng Bhutto

 

Ông Sharif (phải) và chồng bà Bhutto
Ông Sharif (phải) và chồng bà Bhutto

Vụ ám sát đối thủ ngày xưa của ông, cựu Thủ tướng Benazir Bhutto, hồi tuần trước đã khiến ông Sharif - người dung dưỡng các mối quan hệ với Taliban và thử nghiệm vũ khí hạt nhân khi còn đương chức, là người cầm cờ của phe đối lập với Tổng thống Musharraf. ’’Ông ấy là lãnh đạo quốc gia đáng tin cậy duy nhất còn lại trên chính trường Pakistan’’, nhà khoa học chính trị Rasul Bakhsh Rais thuộc ĐH Quản lý Lahore, nhận định.

Điều đó có thể làm ông Musharraf và người hậu thuẫn quốc tế chính của ông, Mỹ, lo ngại. Washington đã thúc ép ông Musharraf và bà Bhutto, cả hai được coi là những chính trị gia ôn hòa, thân phương Tây, ký kết một thỏa thuận chia sẻ quyền lực để phục hồi dân chủ ở Pakistan cũng như đẩy mạnh cuộc chiến chống Taliban và al-Qaeda. Chắc chắn là không có thỏa thuận nào như vậy với ông Sharif. Cựu thủ tướng bảo thủ này chỉ trích ông Musharraf một cách gay gắt, người đã lật đổ ông trong một cuộc đảo chính quân sự cách đây gần một thập kỷ.

Ông Sharif đã loại trừ khả năng hợp tác với ông Musharraf và tuyên bố rõ rằng gạt bỏ tổng thống sẽ là ưu tiên hàng đầu nếu đảng Liên đoàn Hồi giáo Pakistan của ông thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử tới. ’’Các bạn muốn tôi hợp tác với người chịu trách nhiệm về tình hình rối loạn hiện nay ở đất nước này ư? Quốc gia này cần loại bỏ ông ta’’, ông Sharif nói.

Ông Sharif, người bị cấm tranh cử do bị kết án vào những năm 1990, không cho rằng cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra tự do hoặc công bằng. Tuy nhiên, ’’chúng ta sẽ đấu tranh, sẽ làm mọi thứ có thể để chống lại chiến lược gian lận của ông Musharraf’’, ông nói. Ông Sharif cho rằng việc ông bị kết án vào những năm 1990 là do những động cơ chính trị.

Rất ít nhà phân tích tin rằng đảng của ông Sharif sẽ thắng cử lần này. Ông đã sống lưu vong 8 năm ở nước ngoài, chủ yếu là ở Ả-rập Xê-út và đảng Liên đoàn Hồi giáo của ông đã bị suy yếu. Cái chết của bà Bhutto cũng được cho là sẽ giúp đảng Nhân dân Pakistan của bà giành được thêm các lá phiếu cảm thông tại cuộc bầu cử 8/1.

Tuy nhiên, đảng Nhân dân Pakistan (PPP) thiếu người lãnh đạo được tôi luyện. Con trai 19 tuổi của bà Bhutto đã được lựa chọn kế nhiệm bà. Chồng bà Bhutto, ông Zardari, nổi danh là ’’Mr.10%’’ về những khoản lại quả mà ông nhận khi bà Bhutto còn là thủ tướng, hiện là đồng chủ tịch PPP.

Tình hình trên tạo cho ông Sharif một cơ hội. Có thể là ông không được bằng bà Bhutto, một người tốt nghiệp ĐH Havard và Oxford, song ông ’’vẫn là một nhân vật được nhiều người yêu mến’’, Ahmed Rashid, người đã viết về chính trị và quân sự ở Pakistan cho biết. Ông Sharif cũng đóng vai trò là chính khách kể từ khi trở về Pakistan hồi tháng 11 năm ngoái, gạt bỏ sự thù địch cá nhân của ông với bà Bhutto trước khi bà bị ám sát, cố gắng hợp tác với bà để tạo ra một liên minh đối lập chống ông Musharraf. Ông đã tiếp tục nỗ lực này kể từ khi bà Bhutto qua đời, gặp gỡ chồng bà Bhutto và các lãnh đạo cấp cao của PPP.

’’Tôi nghĩ ông Sharif thực sự đang chuẩn bị không phải cho cuộc bầu cử lần này mà là cuộc bầu cử lần sau nữa, bởi cảm giác rất mạnh là chính phủ được bầu sắp tới có lẽ sẽ không tồn tại được lâu’’, ông Rashid nói.

Ông Sharif, 57 tuổi, xuất thân từ một gia đình giàu có ở Punjab và là người được Tướng Muhammad Zia ul-Haq che chở, lãnh đạo quân đội đã treo cổ cha bà Bhutto. Ông đã hai lần làm thủ tướng - từ 1990-1993 và từ 1997-1999 và thường đóng vai trò là người theo chủ nghĩa dân túy. Nhiều chiếc xe taxi cũ rích màu vàng chạy khắp các thành phố Pakistan là sản phẩm của kế hoạch tiểu tài chính mà ông thực hiện để giúp tạo việc làm cho người nghèo. Ông cũng đã đặt ra mức lương tối thiểu cho người lao động ở Pakistan.

Người ta nhớ ông Sharif nhiều nhất vì quyết định thử vũ khí hạt nhân nhằm đáp lại cuộc thử nghiệm mà Ấn Độ tiến hành năm 1998. Đó là một quyết định được nhiều người Pakistan ủng hộ - hàng triệu người đã xuống đường ăn mừng sau cuộc thử nghiệm này. Tuy nhiên, đó là một quyết định đi ngược lại lời kêu gọi của Mỹ. Tổng thống Bill Clinton lúc đó thậm chí đã đích thân can thiệp, đề nghị viện trợ hàng triệu đôla nếu ông Sharif hoãn thử vũ khí hạt nhân.

Mặc dù ông Sharif không phải là người theo trào lưu chính thống song Mỹ vẫn lo ngại về chính trị gia này, giữa lúc có những nghi ngờ về việc ông sẵn sàng chống các phần tử cực đoan và do mối liên hệ của ông với các đảng Hồi giáo chính thống. ’’Ông ấy là một chính trị gia cánh hữu, không phải là một người thế tục. Ông ta rất thân với các đảng tôn giáo. Ông ta chưa bao giờ thực sự lên án chủ nghĩa cực đoan, chắc chắc là không như bà Bhutto đã từng làm’’, ông Rashid nói.

Tại Lahore, thủ phủ tương đối tự do của tỉnh Punjab và căn cứ quyền lực của ông Sharif, ngay cả những người quả quyết họ không ủng hộ ông Sharfi nói rằng ông có thể là canh bạc tốt nhất để loại bỏ ông Musharraf.

  • Minh Sơn (Theo AP)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,