221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1025064
Ba Lan, Mỹ lạc quan về lá chắn tên lửa châu Âu
1
Article
null
Ba Lan, Mỹ lạc quan về lá chắn tên lửa châu Âu
,

Các quan chức Mỹ và Ba Lan hôm 15/1 đã bày tỏ sự tin tưởng rằng họ có thể ký kết một thỏa thuận cho phép triển khai tên lửa đánh chặn của Mỹ tại Ba Lan - một bộ phận của lá chắn tên lửa cho châu Âu.

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan (ảnh AFP)
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan. (Ảnh AFP)

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan, Bogdan Klich, đã hội đàm với các quan chức Mỹ tại Lầu Năm Góc. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố sẵn sàng bắt đầu các cuộc đàm phán về khả năng Mỹ giúp Ba Lan nâng cấp hệ thống phòng không để đối lấy việc Warsaw cho phép Mỹ triển khai các tên lửa đánh chặn trên đất Ba Lan.

"Đây là một tuyên bố quan trọng bởi chúng tôi hiện vẫn chưa thấy một sự cân bằng nào giữa chi phí và lợi ích của việc để Mỹ triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn này’’, ông Klich nói. Đầu tháng này, ông Klich cho biết Ba Lan muốn Mỹ nâng cấp hệ thống phòng không của Ba Lan bằng các tên lửa tầm ngắn và tầm trung mới, chẳng hạn như tên lửa Patriot.

Chính quyền Bush muốn đặt 10 tên lửa đánh chặn ở Ba Lan và một trạm radar ở Cộng hòa Séc - một kế hoạch tiêu tốn chừng 3,5 tỷ USD để bảo vệ châu Âu và Mỹ trước nguy cơ tấn công bằng tên lửa từ Iran. Kế hoạch này đã làm Moscow tức giận. Moscow cho rằng hệ thống này sẽ đe dọa tới an ninh quốc gia Nga, đồng thời cảnh báo sẽ thực hiện các biện pháp trả đũa nếu hệ thống này bắt đầu được triển khai.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, Geoff Morrell, nói rằng Ba Lan là nước nhận viện trợ quân sự lớn nhất của Mỹ tại châu Âu, với hơn 750 triệu USD từ khi ông Bush lên nắm quyền tới nay. Ông tin tưởng mối quan hệ đặc biệt này có thể giúp hai nước nhanh chóng vượt qua những bất đồng hiện nay về vấn đề lá chắn tên lửa. Ông nói thêm rằng các chuyên gia quốc phòng Mỹ đang xem xét một số yêu cầu của Ba Lan, chẳng hạn như việc nâng cấp hệ thống phòng không và một vai trò cho Ba Lan trong Nato.

Ông Klich, người tới Washington hôm 14/1, cũng quan tâm tới việc tăng cường quan hệ an ninh và quốc phòng với Mỹ. Ông coi các quan hệ của Mỹ với hai đồng minh Nato là Italia và Thổ Nhĩ Kỳ là mô hình cho các mối quan hệ trong tương lai giữa Mỹ và Ba Lan.

Ba Lan là thành viên của Nato và là một đồng minh quan trọng của Mỹ sau cuộc tấn công khủng bố 2001. Nước này đã gửi quân tới Iraq và Afghanistan. Tuy nhiên, Chính phủ mới của Thủ tướng Donald Tusk, người muốn cải thiện quan hệ với Nga, đã yêu cầu Washington tăng cường hệ thống phòng không cho Ba Lan để đổi lấy sự hợp tác hơn nữa của Warsaw.

  • Minh Sơn (Theo Reuters)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,