221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1031507
"Thứ ba trọng đại" trong bầu cử ở Mỹ
1
Article
null
'Thứ ba trọng đại' trong bầu cử ở Mỹ
,
"Thứ ba trọng đại" là tên được đặt cho một ngày trong một năm bầu cử khi một nhóm các tiểu bang của Mỹ tổ chức bỏ phiếu cùng một lúc, giúp quyết định ứng cử viên nào giành được sự đề cử của đảng Dân chủ và Cộng hòa.

"Thứ ba trọng đại" bắt đầu có từ khi nào?

Ảnh media.week.com
Ảnh media.week.com
Cụm từ "Thứ ba trọng đại" bắt đầu được sử dụng vào đầu những năm 1980 khi 3 bang miền nam đồng thời tổ chức các vòng bỏ phiếu vào ngày thứ ba thứ 2 của tháng ba. Tuy nhiên, "Thứ ba trọng đại" lớn đầu tiên diễn ra vào ngày 8/3/1988 khi George Bush cha đã thành công trong việc đánh bại các đối thủ khác và giành sự đề cử của đảng Cộng hòa.

Năm 2008 có nhiều tiểu bang trên khắp nước Mỹ tham gia ngày "Thứ ba trọng đại" hơn so với thông lệ. Vì vậy, ngày này năm nay (5/2) được gọi là "Thứ ba siêu trọng đại".

Bao nhiêu tiểu bang tham gia?

24 tiểu bang trên khắp nước Mỹ, kể cả vùng lãnh thổ Samoa thuộc Mỹ sẽ tổ chức họp kín hoặc bầu cử sơ bộ vào ngày 5/2/2008.

Tại 3 tiểu bang Idaho, Kansas và New Mexico sẽ chỉ có các vòng bỏ phiếu tuyển cử của đảng Dân chủ. Tương tự như vậy, tại 2 tiểu bang Montana và West Virginia sẽ chỉ có các cuộc đua dành cho những ứng cử viên Cộng hòa.

Tại 19 tiểu bang khác, chiếm tổng cộng gần một nửa dân số Mỹ, hai đảng sẽ tiến hành bỏ phiếu riêng rẽ để tuyển chọn ứng cử viên của mình.

Năm nay, lần đầu tiên, các cử tri Dân chủ đang sinh sống ở ngoại quốc có thể tham gia cuộc bầu cử sơ bộ dành riêng cho họ với sự trợ giúp của Internet.

Các bang quê hương của các ứng cử viên có tham gia "Thứ ba trọng đại"?

Các bang quê hương của tất cả những ứng cử viên chủ chốt đều tổ chức bỏ phiếu vào ngày 5/2. Đó là Arizona (Thượng nghị sĩ John McCain), Arkansas (cựu Thống đốc Mike Huckabee), Illinois (Thượng nghị sĩ Barack Obama), Massachusetts (cựu Thống đốc Mitt Romney) và New York (Thượng nghị sĩ Hillary Clinton).

Ai sẽ đi bỏ phiếu vào "Thứ ba trọng đại"?

Ở một số tiểu bang, các cử tri sẽ phải đăng kí với đảng Dân chủ hoặc Cộng hòa để tham gia bầu cử sơ bộ. Tuy nhiên, hơn một nửa trong số các bang tổ chức tuyển cử vào "Thứ ba trọng đại" cho phép các cử tri độc lập đi bỏ phiếu. Trong một số trường hợp, các cử tri có thể đăng kí với các đảng vào ngày này hay thậm chí không cần phải đăng kí đi bỏ phiếu.

Tại California, New Jersey và một số bang khác, số các cử tri không cam kết như vậy lên tới hàng triệu và có thể tạo ra ảnh hưởng lớn đến kết quả bỏ phiếu.

Các ứng cử viên sáng giá?

Về phía đảng Dân chủ, hai ứng cử viên Hillary Clinton và Barack Obama đang có cuộc đua "một mất một còn" nhằm giành sự đề cử trong đảng. Theo thăm dò dư luận cựu đệ nhất phu nhân và Thượng nghị sĩ bang Illinois đang bám đuổi nhau rất sát về tỉ lệ ủng hộ trước các vòng bỏ phiếu.

Đối với cuộc đua trong đảng Cộng hòa, Thượng nghị sĩ bang Arizona John McCain hiện đang dẫn sát nút cựu Thống đốc bang Massachusetts Mitt Romney và bỏ xa cựu Thống đốc bang Arkansas Mike Huckabee ở vị trí thứ 3.

Liệu ứng cử viên nào đó trong đảng Dân chủ và Cộng hòa có thể nổi lên như "người chiến thắng"?

Các ứng cử viên chạy đua trong các cuộc họp kín và bầu cử sơ bộ cấp tiểu bang bởi vì nếu họ thành công thì các đại biểu của tiểu bang tham gia đại hội toàn quốc của đảng sẽ được ủy thác ủng hộ họ. Đại hội toàn quốc là nơi các đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ chính thức bầu ra người đại diện mỗi đảng ra tranh cử tổng thống.

Ứng cử viên càng thể hiện tốt tại các cuộc họp kín và bầu cử sơ bộ thì càng có nhiều "đại biểu cam kết" như trên sẽ ủng hộ mình.

Trong trường hợp xảy ra thế cân bằng, nhiều khả năng một ứng cử viên trong mỗi đảng sẽ giành lợi thế trước ứng cử viên kia hoặc ít hoặc nhiều.

Liệu một ứng viên có thể chắc chắn giành được sự đề cử của đảng vào "Thứ ba trọng đại"?

Kết quả họp kín và bầu cử sơ bộ của các tiểu bang vào
Kết quả họp kín và bầu cử sơ bộ của các tiểu bang vào "Thứ ba trọng đại" (5/2) có thể quyết định số phận của một số ứng cử viên. Ảnh BBC
Điều này thường xảy ra.

Ứng cử viên Dân chủ John Kerry đã làm được điều đó năm 2004. George W Bush và Al Gore cũng đạt được thành công tương tự năm 2000 khi cả hai cùng nói lời chia tay với các đối thủ chính, John McCain và Bill Bradley, những ứng cử viên kết thúc chiến dịch vận động của họ hai ngày sau đó.

Về tính toán, một ứng cử viên Dân chủ cần giành được sự ủng hộ của 2.025 đại biểu tham gia đại hội toàn quốc của đảng nhằm bảo đảm việc mình được đề cử. Trong khi đó, con số này đối với một ứng cử viên Cộng hòa là 1.191 đại biểu.

Không một ứng cử viên nào sẽ đạt được "các con số màu nhiệm" trên vào ngày 5/2. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết họ có thể xác lập ưu thế rằng các đối thủ không thể cản bước họ. Dẫu vậy, trong thực tế, về phía đảng Dân chủ, các quy định tuyển cử khiến điều này khó có khả năng xảy ra, đặc biệt đối với các ứng cử viên tương đối "ngang tài ngang sức".

Trong khi đó, về phía đảng Cộng hòa, do có 9 tiểu bang tham gia "Thứ ba trọng đại" (gồm New York, Missouri, New Jersey, Arizona, Utah, Connecticut, Montana, Delaware và West Virginia) áp dụng nguyên tắc "người thắng được tất cả" cho việc phân phối đại biểu (tức là các đại biểu của một tiểu bang tham gia đại hội toàn quốc của đảng đều ủng hộ ứng cử viên thắng trong các vòng bỏ phiếu tại tiểu bang này - PV) nên một ứng cử viên có thể dễ dàng tạo được ưu thế dẫn cách biệt trước các đối thủ. Theo ứng cử viên John McCain, ông nghĩ rằng "có khả năng rất lớn là mọi chuyện sẽ ngã ngũ vào Thứ ba trọng đại".

Khi nào mọi chuyện sẽ ngã ngũ nếu không phải là "Thứ ba trọng đại"?

Ngày quan trọng tiếp theo trong quá trình tuyển cử tổng thống Mỹ là ngày 4/3 khi Texas (bang đông dân thứ hai ở Mỹ) và Ohio cùng tổ chức các cuộc họp kín. Các sự kiện quan trọng sau đó sẽ là cuộc bầu cử sơ bộ ở Pennsylvania vào tháng tư và các vòng bỏ phiếu sơ bộ ở North Carolina và Indiana vào tháng năm.

Về lý thuyết, mùa bầu cử sơ bộ có thể kết thúc với việc cuộc đua giành sự đề cử trong các đảng vẫn nằm ở thế cân bằng. Đó là bởi vì ngoài "các đại biểu cam kết" (được phân bổ theo kết quả các cuộc họp kín và bỏ phiếu sơ bộ), cả hai đảng còn có một số lượng lớn "các đại biểu không cam kết", những người được quyền tự do quyết định sẽ ủng hộ ứng cử viên nào. Những đại biểu này có thể sẽ không đưa ra sự lựa chọn của mình cho tới khi diễn ra đại hội toàn quốc của đảng.

Điều đó khiến đại hội toàn quốc của các đảng biến thành một cuộc ganh đua hơn là một lễ vinh danh như thông thường.

Đại hội đảng toàn quốc có tính cạnh tranh gần đây nhất là đại hội của đảng Dân chủ vào năm 1952 sau sự rút lui sớm của ông Harry Truman. Đó là lần gần đây nhất mà cả tổng thống đương nhiệm và phó tổng thống đều không thật sự tham gia chạy đua vào Nhà Trắng.

  • Thanh Bình (Theo BBC)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin liên quan

,
,
,
,
/script>