221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1034183
Kosovo kéo căng mối bất hòa Nga - Mỹ
1
Article
null
Kosovo kéo căng mối bất hòa Nga - Mỹ
,

Sự độc lập mà Kosovo chuẩn bị tuyên bố cũng như những lời hứa hẹn của Mỹ và châu Âu nhanh chóng công nhận sự độc lập đó đã làm Nga tức giận, vào thời điểm khi quốc gia nhiều dầu khí này muốn thể hiện rằng ảnh hưởng toàn cầu của Nga đã được phục hồi.

X
Xe bọc thép của lính gìn giữ hòa bình Bồ Đào Nha tại Kosovo

Nga đã công khai chỉ trích động thái tuyên bố độc lập của Kosovo, coi đó là bước đi sẽ làm châu Âu bất ổn bằng cách kích hoạt phản ứng dây chuyền chuyển dịch các đường biên giới, bật đèn xanh cho các phong trào li khai ở lục địa này. Nga chỉ trích phương Tây về việc giữ rịt lấy sự độc lập của Kosovo mà không đưa vấn đề này ra trước Hội đồng Bảo an LHQ, nơi Nga có quyền phủ quyết.

Kịch liệt phản đối

Giới lãnh đạo Albania ở Kosovo được mong đợi tuyên bố tách khỏi Serbia trong vài ngày tới. Nga đã cảnh báo rằng công nhận sự độc lập của tỉnh này sẽ là bất hợp pháp và vô đạo đức. Trong cuộc họp báo quốc tế hôm 14/2, ông Putin đã bác bỏ những lập luận rằng Kosovo là ’’trường hợp đặc biệt’’. Theo ông, Kosovo được xếp cùng loại với các cuộc xung đột li khai tại những vùng thuộc Liên Xô cũ, chẳng hạn như Abkhazia, Nam Ossetia và Trans-Dniester. Ông nói rằng Nga - một đồng minh truyền thống của Serbia ’’có sẵn một kế hoạch và chúng tôi biết chúng tôi sẽ phải làm gì’’.

Tuy nhiên, thế giới dường như không quan tâm nhiều và Nga đang cảm thấy nước này không thể lái tình hình theo chiều hướng như Nga mong muốn. Vào thời điểm Moscow đang tìm cách giành lại vai trò của ’’kẻ mạnh’’ sau một thập kỷ suy yếu hậu Liên Xô, sự bất lực về Kosovo quả là không mấy dễ chịu đối với Nga.

Trong nỗ lực cuối cùng nhằm ngăn chặn việc Kosovo tuyên bố độc lập, Nga đã triệu tập một phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an. Tại phiên họp kín này, Bộ trưởng Ngoại giao Serbia, Vuk Jeremic, đã kêu gọi Hội đồng phản đối việc Kosovo tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, Mỹ và nhiều nước châu Âu đã thể hiện quyết tâm công nhận Kosovo.

Liên minh châu Âu đang chuẩn bị gửi một lực lượng gồm 1.800 nhân viên tư pháp và an ninh tới tỉnh này, có lẽ bắt đầu từ cuối tuần, tạo điều kiện để các quan chức LHQ rút đi - những người đã quản lý Kosovo kể từ năm 1999 tới nay. Nga và Serbia nói rằng sứ mạng của EU tại Kosovo là bất hợp pháp do chưa được Hội đồng Bảo an thông qua.

Sự độc lập của Kosovo chắc chắn sẽ làm leo thang căng thẳng giữa Nga và Mỹ - hai quốc gia vốn đã bất đồng về kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ tại Đông Âu, chương trình hạt nhân của Iran và tham vọng gia nhập khối quân sự Bắc Đại Tây dương (NATO) của nhiều nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Một số nhà phân tích Nga mô tả sự ủng hộ của Mỹ đối với các tham vọng của Kosovo là sai lầm không kém gì cuộc xâm lược Iraq.

’’Trường hợp Kosovo là một sự khẳng định nữa về việc phương Tây không đang chơi theo luật, rằng luật pháp quốc tế được áp dụng một cách rất chọn lọc, rằng có nhiều đạo đức giả trong quan điểm của phương Tây. Đây cũng là một minh chứng nữa rằng rất khó, nếu không muốn nói là không thể, hợp tác với phương Tây về các vấn đề nghiêm túc’’.

Trả đũa

Các quan chức Nga đã nói bóng gió về ’’một kế hoạch bất ngờ’’ mà họ sẽ thực hiện nếu Kosovo tuyên bố độc lập. Moscow cũng ám chỉ rằng Nga có thể trả đũa bằng cách công nhận sự độc lập của các vùng li khai tại Grudia dọc biên giới Nga. Trong trường hợp tồi tệ nhất, hành động đó có thể gây ra một cuộc xung đột vũ trang với Grudia và làm sâu sắc thêm những căng thẳng vốn có với Mỹ - một đồng minh của Grudia.

’’Chúng ta không thể không tính tới sự thật rằng các nước cộng hòa li khai thân thiện với Nga coi Kosovo như một tiền lệ và đặt hy vọng của họ vào Nga. Nga đang cân nhắc liệu có nên công nhận sự độc lập hoàn toàn của các nước này hay tạm thời  nhập họ vào Nga’’, Sergei Markov, Giám đốc Viện nghiên cứu chính trị ở Moscow, nói.

Các quan chức Nga đã thận trọng khi nói rằng họ sẽ không công nhận sự độc lập của các nước cộng hòa này ngay lập tức. Tuy nhiên, họ cũng nói rằng các vùng li khai này không loại trừ bước đi đó. Các cư dân của những vùng đất này đã hăm hở lắng nghe thông điệp này. ’’Tại sao lại không áp dụng cho chúng tôi? Tại sao chúng tôi không thể làm điều tương tự? Công nhận độc lập cho Kosovo sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn tới việc tuyên bố Abkhazia độc lập’’, phát ngôn viên Kristian Bzhania của Tổng thống Abkhazia nói.

Tuy nhiên, số phận của các nước cộng hòa li khai nói trên chỉ là một phần nhỏ trong quan điểm tổng thể của Moscow về sự độc lập của Kosovo. Các quan chức Nga đã dấy lên khả năng xảy ra những thay đổi lớn về đường biên giới và các cuộc xung đột lãnh thổ khắp châu Âu - chẳng hạn ở xứ Basque của Tây Ban Nha và thậm chí là Scotland ở Vương quốc Anh - cũng như sự suy biến của LHQ.

Phát biểu tại Geneva tuần này, Ngoại trưởng Nga Sergei V. Lavrov đã cảnh báo rằng các sử gia một ngày nào đó sẽ coi sự độc lập của Kosovo là ’’khởi đầu của sự kết thúc dự án châu Âu hiện tại’’. ’’Làm sao người ta có thể ủng hộ sự tuyên bố độc lập đơn phương của Kosovo, vượt mặt Hội đồng Bảo an LHQ và cùng lúc hy vọng Hội đồng Bảo an sẽ tiếp tục giải quyết những vấn đề khác như thể chưa có gì xảy ra?’’, ông đặt câu hỏi.

Gần đây, Tổng thống Nga Putin nói rằng ’’công nhận sự độc lập của Kosovo có thể làm tổn hại nghiêm trọng toàn bộ hệ thống luật pháp quốc tế và sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới Balkan và sự ổn định của các vùng khác trên thế giới’’.

Mối quan hệ chiến lược và tình cảm giữa Nga và Serbia là rất sâu sắc và có từ lâu đời. Việc Nga không thể bảo vệ Serbia khỏi chiến dịch đánh bom của Mỹ vào năm 1999 vẫn là một ký ức cay đắng trong số nhiều người Nga. Tuy nhiên, nước Nga hiện nay không còn là nước Nga thời Boris N. Yeltsin. Với nguồn thu gia tăng từ dầu khí, nước Nga ngày nay hăm hở trở lại vũ đài chính trị thế giới với tư cách là một cường quốc. Moscow đã tăng cường quan hệ với Trung Quốc, tạo điều kiện cho chương trình hạt nhân của Iran và tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình Trung Đông.

’’Chúng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận sự độc lập của Kosovo. Chúng tôi sẽ không chấp nhận Kosovo là một thành viên LHQ. Với tư cách là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, chúng tôi sẽ phong tỏa Kosovo bằng mọi biện pháp có thể’’, Alexander Konovalov, Chủ tịch Viện đánh giá chiến lược của Nga, tuyên bố.

  • Minh Sơn (tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,