221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1035121
Serbia triệu hồi đại sứ tại Mỹ về nước
1
Article
null
Serbia triệu hồi đại sứ tại Mỹ về nước
,

Serbia hôm 18/2 đã triệu hồi đại sứ của nước này tại Washington để phản đối Mỹ công nhận độc lập của Kosovo, nói rằng Mỹ đã ’’vi phạm luật pháp quốc tế’’.

j
Thủ tướng Serbia tại phiên họp quốc hội khẩn cấp ngày 18/2

Thủ tướng Serbia Vojislav Kostunica cũng đe dọa rút các đại sứ khỏi các nước khác mà công nhận việc Kosovo tách khỏi Serbia. Ông nói rằng việc triệu hồi đại sứ Serbia ở Mỹ là ’’biện pháp khẩn cấp đầu tiên’’ của Serbia. Báo chí Serbia đưa tin các đại sứ của Serbia tại tất cả các nước công nhận độc lập của Kosovo đang được triệu hồi về nước.

Tại New York, Tổng thống Serbia Boris Tadic đã kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ bác bỏ tuyên bố của Kosovo.  Phát biểu trước Hội đồng Bảo an LHQ, ông Tadic nói rằng ’’có hàng chục Kosovo khác nhau trên thế giới đang đợi hành động li khai của Kosovo được công nhận như một tiêu chuẩn có thể chấp nhận được. Nếu các ngài làm ngơ trước hành động bất hợp pháp này, ai sẽ đảm bảo với các ngài rằng các vùng lãnh thổ của nước các ngài sẽ không tuyên bố độc lập theo cách bất hợp pháp tương tự?’’.

Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Albania đã công nhận nhà nước Kosovo sau khi tỉnh này tuyên bố độc lập. Bỉ, Luxembourg, Slovenia, Thụy Điển, Ailen, Đan Mạch, Phần Lan, Bulgaria, Ba Lan, Estonia, Latvia, Lithuania, Áo, Hungary cũng đã đi theo các thành viên sớm công nhận độc lập của Kosovo.

CH Séc, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Slovakia vẫn đang quyết định. Tây Ban Nha đứng đầu một nhóm nhỏ các nước EU (gồm Cyprus và Romania) nói ’’không’’ với tuyên bố độc lập của Kosovo do lo ngại về các phong trào li khai trong đường biên giới của nước này. Quốc hội Romania tuyên bố sẽ không công nhận Kosovo.

Tại Brussels, các ngoại trưởng EU đã không thông qua được tuyên bố chung công nhận sự độc lập của Kosovo. Thay vào đó, EU thông qua một tuyên bố với sự thỏa hiệp từ Tây Ban Nha, một trong vài nước cho rằng độc lập của Kosovo là vi phạm luật pháp quốc tế và thúc đẩy các phong trào li khai ở những nơi khác. Khối này đã gạt các bất đồng sang một bên bằng cách nhấn mạnh tuyên bố độc lập của Kosovo không phải là một tiền lệ cho các phong trào li khai ở những nước khác và cam kết rằng toàn khu vực Balkans cuối cùng sẽ gia nhập EU.

Tuyên bố của EU viện dẫn cuộc xung đột những năm 1990 ở Kosovo là sự biện hộ cho tuyên bố độc lập, nói rằng EU sẵn sàng đóng một vai trò hàng đầu ở Balkans, với một phái bộ 2.000 nhân viên cảnh sát và tư pháp được gửi tới Kosovo, thúc đẩy phát triển kinh tế và chính trị trong khu vực.

Tại Belgrade, người Serbia đã tuần hành hòa bình, nơi cảnh sát chống bạo động được đặt trong tình trạng báo động cao sau khi các đại sứ quán của phương Tây bị tấn công vào đêm 17/2. Một vài cửa hàng do người Albania sở hữu tại đây đã bị đập vỡ cửa sổ song không có bạo động mới. ’

’’Tôi kêu gọi các công dân ngừng mọi cuộc phản đối gây bất ổn và bạo lực bởi điều đó sẽ không giúp Serbia và cũng không bảo vệ được Kosovo’’, Thủ tướng Kostunica nói, kêu gọi người Serbia tham gia một cuộc tuần hành lớn vào thứ năm tới.

Tổ chức Hội nghị Hồi giáo gồm 57 thành viên đã chúc mừng sự độc lập của Kosovo. Thổ Nhĩ Kỳ - nước đang phải đối phó với lực lượng li khai người Kurd - cũng công nhận Kosovo. Trong khi đó, Nga, đồng minh quan trọng của Serbia, Trung Quốc, Indonesia và Sri Lanka đã phản đối sự độc lập của Kosovo, cảnh báo về nguy cơ thúc đẩy các phong trào li khai khắp thế giới.

Tại Moscow, Quốc hội Nga đã ra tuyên bố chung ám chỉ ý định công nhận ít nhất hai vùng li khai Abkhazia và Nam Ossetia ở Grudia.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,