221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1040865
Tính kịch của các cuộc bầu cử 4/3
1
Article
null
Tính kịch của các cuộc bầu cử 4/3
,

Đêm 4/3 là một đêm đầy kịch tính, thể hiện muôn vàn cung bậc của chiến dịch vận động tranh cử tổng thống 2008 tại nước Mỹ - chiến thắng và thất bại, tuổi trẻ và kinh nghiệm, thậm chí là cả sự lộn xộn và bối rối.

c
Hillary
Ban đầu, người ta cứ ngỡ đảng Cộng hòa hẳn là sẽ có một câu chuyện hay hơn để kể: John McCain khép lại tiến trình đề cử của đảng này bằng một loạt chiến thắng dễ dàng trước Huckabee tại bốn bang Ohio, Texas, Rhode Island và Vermont. Tuy nhiên, chính đảng Dân chủ lại một lần nữa nổi bật trên trang nhất của các tờ báo với sự hồi sinh của Hillary - chính trị gia tiếp tục mở toang cánh cửa tưởng chừng sắp khép lại trong cuộc đua giành sự đề cử của đảng này.

Bà Hillary đã chiến thắng ở Rhode Island và tại bang Ohio lớn hơn nhiều - bang có tài đặc biệt bầu chọn những ứng viên mà sẽ trở thành tổng thống. Trên hết, bà Hillary đã thắng phiếu phổ thông tại bang Texas. Bà đã mừng chiến thắng bằng một trong những bài diễn văn tuyệt vời nhất của bà từ trước tới nay.

Tối 4/3 là một trong ít tối khi bà Hillary rực rỡ hơn và say sưa hơn so với đối thủ của bà, dâng tặng chiến thắng cho ’’tất cả những ai từng bị coi là bị đo ván, song quyết tâm không để bị hạ gục... và tất cả những ai làm việc chăm chỉ và không chịu bỏ cuộc’’. Thậm chí người ta cảm nhận hình như một số ngôn từ của bà lấy cảm hứng từ chính ông Obama.

Thượng nghị sĩ Obama thích kể câu chuyện về một phụ nữ nghèo, người đã gửi cho ông 3 USD và 1 cent để giúp ông gây quỹ vận động tranh cử. Giờ đây, bà Hillary kể câu chuyện một bà mẹ của hai đứa con gái nhỏ đã gửi cho bà 10 USD và viết một lá thư cảm động về việc bà và các cô con gái đã hò reo cùng với đám đông như thế nào mỗi khi thấy cựu đệ nhất phu nhân này xuất hiện trên truyền hình.

Chiến thắng 4/3 là minh chứng cho sự vững tâm và khả năng chèo lái vững vàng của bà Hillary mỗi khi gặp sóng to gió lớn - khi hình ảnh của bà bị lu mờ trên các phương tiện truyền thông và khi phe của ông Obama nhai đi nhai lại rằng ông là ứng viên có triển vọng đại diện cho đảng Dân chủ, rằng bà Hillary không thể bắt kịp ông Obama về số đại biểu. Và Hillary vẫn cứng như thép khi có nhiều người trong đảng Dân chủ, kể cả các siêu đại biểu, nói rằng bà buộc phải chiến thắng cả ở Ohio và Texas nếu muốn tiếp tục cuộc đua.

Điều thú vị là giờ đây chính ông Obama, ứng cử viên giỏi hùng biện, người đã tạo ra những hứng khởi trong nhiều cử tri, bị bỏ lại với những lập luận toán học lạnh lùng liên quan tới số đại biểu. Trong khi đó, lần đầu tiên trong nhiều tháng qua bà Hillary say sưa với cảm giác rằng bà đã lấy được đà để vươn tới đích. Trong tình thế khó khăn mà nhiều người ví như là bị dồn vào chân tường, bà Hillary đã gia tăng các cuộc tấn công nhằm vào đối thủ và dường như chiến lược đó đã có tác dụng. Giờ chúng ta sẽ sớm thấy liệu ông Obama có thể làm được điều như người phụ nữ này đã làm hay không.

Ngay cả khi Hillary và Obama chia đều số đại biểu tại Texas và Ohio, những người ủng hộ bà sẽ cho rằng điều đó gần như không quan trọng. Điều quan trọng là bà Hillary đã chặn được đà chiến thắng dường như không thể ngừng được của Obama. Quan trọng hơn nữa là chiến thắng của bà Hillary đủ để thuyết phục các siêu đại biểu, những người đang nghĩ tới việc ủng hộ Obama, dừng lại một chút và xem xét điều gì sẽ xảy ra sắp tới. Siêu đại biểu là những nhân vật quan trọng trong đảng, chiếm khoảng 20% phiếu bầu tại hội nghị toàn quốc của đảng Dân chủ và quyết định của họ chắc chắn bị ảnh hưởng bởi cảm nhận của họ về việc sự ủng hộ đang diễn biến thế nào giữa hai ứng viên.

Những lời bàn ra tán vào rằng Obama có thể đo ván Hillary vào ngày 4/3 đã làm cho những thành công của bà Hillary dường như kịch tính hơn và góp phần đảm bảo rằng cuộc đua của đảng Dân chủ lại một lần nữa chiếm trọn sự quan tâm của giới truyền thông.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng đêm 4/3 là một đêm bước ngoặt đối với đảng Cộng hòa và đối với Thượng nghị sĩ John McCain, người giờ đã được khẳng định là ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa. Đó là bước ngoặt bởi ông McCain cuối cùng đã về đích sau khi chiến dịch vận động của ông suýt sụp đổ hồi năm ngoái do thiếu tiền. Giờ ông McCain có cơ hội bắt đầu chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng.

Một lợi thế lớn của ông McCain là ông có thể bắt đầu tấn công các đối thủ Dân chủ trong khi họ vẫn đang cạnh tranh nhau quyết liệt để giành sự ứng cử của đảng Dân chủ. Ông cần lợi thế này nếu ông muốn vượt qua hai vấn đề lớn của ông. Thứ nhất, phe Dân chủ gây quỹ được nhiều hơn và đi bỏ phiếu đông hơn phe Cộng hòa trong giai đoạn bỏ phiếu sơ bộ này. Thứ hai, phe bảo thủ của đảng Cộng hòa không tin tưởng lập trường của ông McCain về môi trường và nhập cư bất hợp pháp.

Một câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời là ai sẽ tranh luận trực tiếp trên truyền hình với ông McCain? Nhiều nhà phân tích có lẽ vẫn phải dõi theo cuộc đua giữa bà Hillary, người có tinh thần đấu tranh dường như không bao giờ tắt và ông Obama, người có tài hùng biện của đảng Dân chủ tại Wyoming, Mississipi và Pennsylvania trong những tuần tới nhằm đưa ra câu trả lời chính xác nhất.

  • Minh Sơn (tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,