- Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, hôm 20/3, cho biết, Mỹ đã đề xuất trao cho Nga quyền giám sát chức năng của trạm radar tại Cộng hòa Czech và tình trạng thực tế nơi đặt tên lửa đánh chặn ở Ba Lan. Phải chăng đây sẽ là tín hiệu đáng mừng cho thấy những bất hòa lâu nay giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới về vấn đề lá chắn tên lửa Mỹ đã đến hồi chấm dứt? Câu trả lời có vẻ vẫn chưa được chắc chắn.
Những tranh cãi chưa có hồi kết
Trò chơi "mèo vờn chuột" Nga - Mỹ sắp kết thúc? |
|
|
Mỹ đã đưa ra đề xuất bằng văn bản nhằm giảm bớt những nghi ngờ của Nga về kế hoạch lá chắn tên lửa Đông Âu. Vậy điều này có nghĩa là căng thẳng giữa Nga và Mỹ về hệ thống tên lửa gây tranh cãi trên có lẽ sẽ được giải quyết một sớm một chiều? | |
Nga nhận bảo đảm của Mỹ về lá chắn tên lửa |
|
|
Washington đảm bảo với Moscow rằng lá chắn chống tên lửa mà nước này đề xuất thiết lập "sẽ không nhằm vào Nga", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 20/3 cho hay. Đây là dấu hiệu tiến bộ đầu tiên trong các cuộc thương thuyết đầy khó khăn giữa hai quốc gia. | |
Nga chỉ trích kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ |
|
|
Ngoại trưởng Nga, Sergey Lavrov, hôm 27/11/2007, đã mạnh mẽ chỉ trích các đề xuất hợp tác của Mỹ về hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu sau một cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ, Condoleezza Rice. | |
Bush: Xây dựng lá chắn tên lửa là nhu cầu khẩn cấp |
|
|
Tổng thống Bush hôm 23/10/2007 nói rằng việc xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu là nhu cầu ’’thực tế và khẩn cấp’’. Mối đe dọa tên lửa là từ Trung Đông, không phải Nga - nước phản đối mạnh mẽ việc đặt hệ thống này ở Ba Lan và Cộng hòa Séc. | |
Xa vời thoả hiệp Nga, Mỹ về lá chắn tên lửa |
|
|
Vào ngày 12-13/10/2007, các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao Nga, Mỹ dự định hội đàm tại Moscow về kế hoạch của Mỹ lựa chọn một địa điểm thứ ba tại châu Âu để đặt hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia. Theo truyền thống, vào đêm trước của cuộc gặp, các bên đã phác thảo lập trường của họ về vấn đề này. | |
Nga, Mỹ bế tắc trong đàm phán về hệ thống tên lửa |
|
|
Moscow và Washington vẫn chưa nhích thêm được bước nào trong việc giải quyết các bất đồng về kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ ở Đông Âu, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Kislyak bình luận hôm 19/9/2007. | |
Lá chắn tên lửa Đông Âu và sự bất hòa Nga-Mỹ |
|
|
Chính quyền Bush đang đẩy mạnh kế hoạch xây dựng hệ thống tên lửa phòng thủ gây tranh cãi tại Đông Âu, nỗ lực xoa dịu sự phản đối gay gắt của Nga và những lo ngại ở châu Âu về một cuộc chạy đua vũ trang mới. | |
Phòng thủ Đông Âu: Ai được, ai mất
Ba Lan ra điều kiện lắp đặt tên lửa bắn chặn Mỹ |
|
|
Trong một bài phỏng vấn đăng tải hôm 23/2, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Bogdan Klich tuyên bố Warsaw sẽ không kí vào thỏa thuận cho phép Mỹ đặt căn cứ phòng thủ tên lửa tại nước này nếu Washington không hỗ trợ đáng kể cho việc hiện đại hóa quân đội Ba Lan. | |
Ba Lan nhất trí để Mỹ triển khai tên lửa đánh chặn |
|
|
Ba Lan và Mỹ vừa đạt được một thỏa thuận về nguyên tắc cho phép Mỹ triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa gây tranh cãi của Mỹ trên lãnh thổ Ba Lan. Để đổi lại, Mỹ cam kết sẽ giúp Ba Lan nâng cấp hệ thống phòng không. | |
Ba Lan, Mỹ lạc quan về lá chắn tên lửa châu Âu |
|
|
Các quan chức Mỹ và Ba Lan hôm 15/1 đã bày tỏ sự tin tưởng rằng họ có thể ký kết một thỏa thuận cho phép triển khai tên lửa đánh chặn của Mỹ tại Ba Lan - một bộ phận của lá chắn tên lửa cho châu Âu. | |
Nga đe dọa triển khai tên lửa gần Ba Lan |
|
|
Hôm 4/7/2007, Nga cảnh báo sẽ triển khai các đơn vị tên lửa tại Kaliningrad, gần Ba Lan, nếu Washington khước từ đề xuất hợp tác về hệ thống tên lửa phòng vệ ở Trung Âu. | |
Nga cảnh báo Ba Lan, Séc về tên lửa phòng vệ |
|
|
Chỉ huy các lực lượng tên lửa của Nga - Tướng Nikolai Solovtsov - đã cảnh báo rằng Ba Lan và Séc có nguy cơ bị các tên lửa của Nga tấn công nếu những nước này nhất trí để Mỹ triển khai các căn cứ tên lửa phòng vệ tại nước họ. | |
SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG PHÒNG THỦ TÊN LỬA |
Lá chắn tên lửa Mỹ là hệ thống tên lửa đánh chặn tích hợp giữa các căn cứ mặt đất (GBI), được bố trí trên lãnh thổ nước Mỹ. Đồng thời, Mỹ cũng tăng cường triển khai xây dựng hệ thống tên lửa khu vực mạnh ở các nơi khác trên thế giới, nhằm bảo vệ các mục tiêu quan trọng của mình cũng như các nước đồng minh thân cận. Vì thế, hệ thống này mang tính toàn cầu rõ rệt. Mục tiêu đặt ra đối với hệ thống là khả năng đánh chặn tất cả các mục tiêu tìm thấy trên quỹ đạo bay. Ngoài ra, để đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung, Mỹ sẽ sử dụng Patriot PAC-3 được trang bị các tên lửa MIM-109 có đầu nổ động năng, thay thế dần các tổ hợp tên lửa phòng không Patriot PAC-2 trước đây.
Để phát hiện nhanh nhất các tên lửa vừa phóng của đối phương, trong thời gian tới, Mỹ sẽ triển khai hệ thống vệ tinh SBIRS, bao gồm: SBIRS-High và SBIRS-Low. Trong đó, SBIRS-High có 4 vệ tinh trên quỹ đạo địa tĩnh và quỹ đạo e-líp. Chúng đảm nhiệm việc phát hiện các tên lửa đạn đạo vừa phóng ra khỏi bệ trong vòng 20 giây. Còn các vệ tinh SBIRS-Low sẽ xác định chính xác quỹ đạo bay của các tên lửa, phân biệt các đầu nổ với thân vỏ khác của chúng và với các mục tiêu giả.
Theo kế hoạch, hệ thống phòng thủ tên lửa mới sẽ được triển khai trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2012. Hiện tại, Mỹ đã triển khai xong một số thành phần của hệ thống.
Nguồn: Tapchicongsan.org.vn |