221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1055251
Khủng hoảng lương thực đe dọa cả những nước giàu
1
Article
null
Khủng hoảng lương thực đe dọa cả những nước giàu
,

Tuần trước, cuộc khủng hoảng lương thực đầu tiên trong thế kỷ XXI đã làm lung lay Chính phủ của một quốc gia trên thế giới.

>> Lương thực thế giới: Bức tranh ảm đạm

 

a
Ảnh Newsmax.

Haiti đã sa thải Thủ tướng khi giá cả lương thực đạt tới mức đỉnh. Nó dường như là cơn địa chấn đầu tiên của sự bất ổn toàn cầu bắt nguồn từ an ninh lương thực, đẩy 100 triệu người tới bờ vực của thiếu ăn.

Dĩ nhiên, người ta luôn nói tới những bệnh dịch đe dọa mùa màng, cây cối làm ảnh hưởng tới mạng lưới cung cấp lương thực thế giới hơn là cân nhắc tới một cuộc "cách mạng xanh’’ tương xứng với nhu cầu lương thực hiện tại.

Vào nửa đầu thế kỷ XX, bệnh gỉ sắt (do nấm gây ra) ở cây lúa mỳ đã làm Mỹ và Canada - hai nhà sản xuất lương thực lớn nhất thế giới - bị thất thu hàng triệu tấn bột mỳ. Và từ năm 1950, dân số thế giới đã tăng lên gấp ba. Ngày nay, với việc thêm bốn tỉ người có nhu cầu sử dụng lương thực, cuộc khủng hoảng ấy một lần nữa trở lại và sức kháng cự của nhiều quốc gia dường như đã tới mức đỉnh điểm.

Có một bệnh dịch mang tên Ug99 ở châu Phi năm 1999. Mặc dù với mọi nỗ lực kiềm chế, nhưng gió vẫn mang bào tử nấm tới vựa lúa mỳ Trung Đông. Và hiện tại, bệnh này đang lây nhiễm tới các cánh đồng lúa mỳ khắp châu Âu, Ukraine, Nga, Ấn Độ và Pakistan.

Một nhà sản xuất lúa mỳ lớn có mùa thu hoạch thất bát, thì ảnh hưởng của nó tới khả năng cung cấp lương thực của thế giới cũng là rất to lớn, điều này giải thích vì sao, hàng loạt chương trình nghiên cứu giống có sức đề kháng với bệnh đang được tiến hành.

Tuy nhiên, nếu Ug99 lây lan nhanh chóng, phá hoại mùa màng trước khi các nhà khoa học có thể tìm ra kháng thể với bệnh, thì vấn đề an ninh lương thực sẽ trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ đơn giản là vấn đề khoảng cách với các nước nghèo, nó còn là bóng mây u ám che mờ nhiều nước giàu có như Canada hay Mỹ.

 

a
Ảnh CBC

Hôm Chủ nhật, tờ báo Người quan sát của Anh đã dẫn lời Chủ tịch Ngân hàng thế giới Robert Zoellick về việc cảnh báo thẳng thẳn với những quốc gia giàu nhất thế giới trước một nguy cơ an ninh lương thực với tốc độ lan nhanh khủng khiếp.

Tại Rome, Reuters ghi lại lời của Jacques Diouf, phụ trách Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc. Diouf cảnh báo 37 quốc gia đã trong cuộc khủng hoảng, mỗi ngày trôi qua lại mang tới nguy cơ thiếu ăn trên toàn cầu lớn hơn. "Tôi ngạc nhiên là tôi không được triệu tập tới Hội đồng Bảo an LHQ’’, Diouf nói. "Con người tự nhiên không ngồi chờ chết đói, họ sẽ hành động’’.

Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ thì đưa ra tuyên bố trực tiếp hơn: "Ngày lại ngày thêm ảm đạm’’, ông Palaniappan Chidambaram nói. "Trừ phi chúng ta hành động nhanh chóng với sự đồng tâm nhất trí trên toàn cầu về giá cả leo thang. Những bất ổn xã hội bắt nguồn từ giá lương thực ở một số quốc gia, sẽ lan rộng ra toàn cầu, không loại trừ nước nào, dù phát triển hay không’’.

Những cuộc biểu tình và bạo động về lương thực đã xảy ra ở khắp Áo, Ai Cập, Indonesia, bờ biển Ngà, Mauritania, Cameroon, Mozambique, Senegal, Mexico, China, Pakistan, Zimbabwe, Italy, Hungary, Uzbekistan, Yemen, Guinea và Burkina Faso.

Russia và Pakistan có những biện pháp hạn chết về khẩu phần lương thực. Ấn Độ, Ai Cập, Việt Nam và Campuchia thì tiến hành kiểm soát xuất khẩu gạo. Ở Hàn Quốc, nỗi lo sợ thiếu lương thực đã hiển hiện rõ trong các siêu thị với những ngăn hàng gạo trống trơn.

Chưa ai nghĩ tình trạng này sẽ xảy ra. Công nghệ được hỗ trợ để thúc đẩy sản xuất trong một cuộc cách mạng xanh mới; toàn cầu hóa khiến giá lương thực giảm và được nhanh chóng chuyển dịch đi khắp nơi từ những khu vực thặng dư tới các nước có nhu cầu...

Thực tế là, khí hậu thay đổi làm sản lương lương thực giảm sút, đặc biệt tại Australia, giá nhiên liệu, phân bón và hạt giống tăng vọt thúc đẩy chi phí đầu vào ngày một leo thang. Thị trường toàn cầu đòi hỏi sự chuyển dịch toàn cầu, giá dầu cao ảnh hưởng cước phí chuyên chở, bảo quản, nhà kho bên bãi và chi phí sản xuất lương thực cơ bản. Dân số gia tăng, kéo theo nhu cầu lúa gạo tăng theo...

Năm 2007, nông dân đã thúc đẩy sản lượng bột mỳ thế giới lên 95 triệu tấn, nhưng thị trường lập tức tiêu thụ hết. Nguồn dự trữ ngũ cốc thế giới giảm xuống còn 12 tuần cung cấp thay vì 18 tuần - và ở mức thấp nhất trong 30 năm trở lại đây - một mức dự trữ quá mỏng manh trước khả năng mùa màng thất bát.

Tất cả những nhân tố trên đứng sau lạm phát khiến giá gạo tăng hơn 30% chỉ trong một ngày, giá ngũ cốc tăng 50% và bột mỳ Canada, thông thường có giá 225 USD/tấn, đã tăng tới hơn 800 USD/tấn trước khi điều chỉnh giảm về mức 600USD.

Đối mặt với tất cả sự hỗn loạn này, chính sách an ninh lương thực thế nào là hợp lý?

  • Kỳ Thư (Theo Vancouver Sun)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,