221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1059145
Khủng hoảng lương thực toàn cầu: Giải quyết thế nào?
1
Article
null
Khủng hoảng lương thực toàn cầu: Giải quyết thế nào?
,

Kinh tế thế giới đã tồn tại quá nhiều vấn đề, nhưng có lẽ không có áp lực nào lớn hơn những gì đang xảy ra với giá lương thực.

a
Giá  gạo chỉ dao động một chút đã đủ làm người nghèo khốn đốn (Ảnh EPA)

Đó là những cuộc bạo động và biểu tình vì lương thực ở Haiti, Philippines, Ethiopia, Indonesia và một số quốc gia khác.

20 nghìn công nhân dệt may tại Bangladesh trong những ngày tuyệt vọng vì đói kém đã biểu tình với sự giận dữ, càng làm gia tăng quan ngại về những bất ổn trong xã hội tiếp tục lan rộng, công nghiệp dệt may chiếm khoảng 3/4 tỉ trọng xuất khẩu của Bangladesh.

Giá lương thực bắt đầu gia tăng trong ba năm qua, nhưng vài tháng gần đây thì thực sự nằm ngoài tầm kiểm soát. Trong 12 tháng, giá lương thực tăng trung bình 56%, giá bột mỳ tăng 92% và gạo - nguồn lương thực của một nửa dân số thế giới - tăng 96%.

Bóng ma của sự thiếu đói ngày một hiện diện rõ ràng, và cơn khủng hoảng lại trở nên tồi tệ hơn do những dự đoán chưa chính xác.

Một số nhà bình luận cho rằng, tất cả vấn đề nằm ở nguồn cung và nhu cầu, và nếu các chính phủ không can thiệp vào chuyện giao dịch, giá gạo sẽ phản ứng theo nguồn cung mà giảm xuống.

Dĩ nhiên, nhu cầu và nguồn cung đóng một vai trò, nhưng có nhiều vấn đề hơn tồn tại trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Để hiểu việc này không hoàn toàn đơn giản nhất là khi chúng ta chưa từng chứng kiến một cơn bão giá nào trong 30 năm nay.

Không có nghi ngờ gì về nhu cầu lương thực gia tăng khi dân số thế giới tăng và sự phát triển mới thịnh vượng tại Ấn Độ, Trung Quốc. Hơn nữa, khi mọi người tiêu dùng nhiều thực phẩm hơn thì nhu cầu lúa gạo cũng nhiều hơn do chăn nuôi gia súc, gia cầm liên quan trực tiếp tới lúa gạo.

Thế giới còn chứng kiến sự gia tăng của sản xuất nhiên liệu sinh học tại các quốc gia công nghiệp hóa. Đây là nguyên nhân khiến hơn 20% sản lượng ngũ cốc ở những nước phát triển ’’xa rời’’ khỏi nhu cầu lương thực.

Những cơn địa chấn nhỏ

Mọi thứ đã thay đổi và không thể giải thích nổi vì sao giá gạo leo thang chóng mặt trong vài tháng qua.

Nguyên nhân gần nhất có lẽ là nạn hạn hán ở Australia và sự thiếu hụt trong thu hoạch mùa màng tại Ukraine, Kazakhstan. Tuy nhiên, nó chưa đủ lớn để giải thích cho sự lạm phát trên diện rộng hiện tại.

Để hiểu sâu hơn, chúng ta hãy phân tích những cơn địa chấn nhỏ là nguyên nhân dẫn tới đầu cơ và sự chỉnh sửa hàng loạt biện pháp phức tạp.

Ấn Độ, Argentina và những quốc gia xuất khẩu lương thực khác đã phản ứng với tình trạng lạm phát toàn cầu và bảo hộ người tiêu dùng trong nước, đã hạn chế lượng lương thực xuất khẩu.

Đây là động thái dễ hiểu nhưng lại làm sức ép lạm phát thêm chồng chất với các quốc gia nhập khẩu lương thực. Hơn nữa, chính sách kiềm chế giá để có lợi cho người tiêu dùng có thể ảnh hưởng tới sáng kiến và động lực sản xuất của người nông dân. Năm nay, tại Pakistan, nông dân đã sử dụng 600.000 tấn phân bón, giảm 50% so với mức trước đây. Và điều này đồng nghĩa với sản lượng lúa mỳ giảm sút.

Viện trợ lớn

Trong suy nghĩ về chính sách toàn cầu, chúng ta nên có sự phân biệt giữa ngắn và dài hạn.

Trong tình hình hiện tại, chưa có sự ’’tháo chạy lớn’’ của các chính phủ và những tổ chức quốc tế khỏi hình thái viện trợ từ các quốc gia nghèo và trợ cấp cho những người tiêu dùng rủi ro.

Nếu quốc gia có thể bảo hộ được Bear Stearns, thì chắc chắn cũng có thể giúp được người tiêu dùng nghèo thoát cảnh thiếu đói.

Các nhà kinh tế sẽ nói với bạn ý tưởng giúp đỡ người nghèo một cách đơn giản là đưa tiền cho họ để gia tăng thu nhập hơn là trực tiếp kiểm soát giá cả. Về tổng thể, đó là lời khuyên đúng, nhưng không chính xác trong trường hợp này.

Giả sử chúng ta có được 1.000USD từ những người giàu và đưa cho người nghèo. Kể từ khi người giàu tiêu dùng ít hơn cho việc mua lương thực, và người nghèo lại chiếm chi phí nhiều hơn, thì sự chuyển dịch này sẽ là nguyên nhân dẫn đến giá lương thực leo thang.

Về tổng thể, vấn đề không nằm ở chỗ giá leo thang do nhu cầu gia tăng của người nghèo. Nhưng ở tình hình bấp bênh hiện tại, rủi ro là ở chỗ nếu trợ cấp không đến với tất cả người nghèo, thì vị trí của họ lại càng bị xói mòn hơn khi giá tiếp tục gia tăng.

Không có đường thoát

Trong nạn đói tại Bangladesh năm 1974, chính phủ đã thành công trong việc bảo vệ người nghèo ở thành phố khỏi tình trạng thiếu lương thực, nhưng lại làm vấn đề thêm trầm trọng ở khu vực nông thôn.

Vì thế, trong cuộc khủng hoảng như hiện nay, không có lối thoát nào hơn là giảm giá tiêu dùng. Lý tưởng hơn, là chúng ta nên giữ mức hợp lý giữa giá nhà sản xuất đưa ra và giá mà người tiêu dùng chi trả.

Chưa có một chính sách dài hạn nào, kể từ khi sản lượng lương thực sụt giảm và các chính phủ lâm vào cảnh thiếu nguồn dự trữ lương thực. Chính sách dài hạn phải đến từ gốc thị trường, tạo ra động lực khuyến khích nhà sản xuất gia tăng sản lượng và thúc đẩy thu nhập cho người nghèo.

Liên quan đến giá cả dao động bất thường là một phần tất yếu của hiệu suất kinh tế.

  • Kỳ Thư (Theo BBC)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,