221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1061799
Dấu chấm hỏi trong chính sách đối ngoại của Medvedev
1
Article
null
Dấu chấm hỏi trong chính sách đối ngoại của Medvedev
,

Tân Tổng thống Nga Dmitri Medvedev sẽ không tìm kiếm sự bất hòa với phương Tây và Thủ tướng Putin cũng vậy, vì một loạt các lý do thực dụng, trong đó có cả quyền lợi quốc gia Nga và quyền lợi của giới cầm quyền Nga.

P
Putin và Medvedev (ảnh Reuters)
Tổng thống mới ở quốc gia nào cũng thế, dù ở Nga hay ở Mỹ, sẽ cần thời gian đánh giá và đánh giá lại cách họ có thể thành công trong chính sách đối ngoại. Không nên cho rằng một lãnh đạo mới sẽ có một chính sách hoàn toàn khác song có lẽ cũng sẽ là sai lầm nếu cho rằng mọi thứ sẽ tiếp tục như trước đây. Giai đoạn đầu có thể là sự tiếp nối nhưng sau này có thể sẽ có sự thay đổi.

Chính sách là một sự kết hợp các quyền lợi quốc gia và quan điểm cá nhân. Chắc chắn là cả hai yếu tố này đã đóng một vai trò quan trọng trong quan hệ mạnh giữa Tổng thống Bush và Tổng thống Putin. Nhưng ngay cả quan hệ cá nhân rất tốt đẹp cũng không ngăn được sự xuống dốc trong quan hệ song phương giữa hai nước trong thời gian qua.

Do vậy, trong vài tháng tới sẽ là một thời kỳ theo dõi và đợi chờ những động thái của tân Tổng thống Medvedev về chính sách đối ngoại cũng như liệu có bất kỳ thay đổi nhân sự lớn nào hay không trong các vị trí quan trọng ở điện Kremlin. Các nhà phân tích và hoạch định chính sách rất quan tâm không chỉ tới chính sách đối ngoại mà còn cả chính sách đối nội của Nga bởi nhiều người tin rằng tình hình bên trong nước Nga ảnh hưởng lớn tới chính sách đối ngoại của quốc gia này.

Ông Putin đã làm nước Nga và bản thân ông nổi tiếng. Ông đã lập nên nhóm mà ông cho là một mạng lưới các quan chức trung thành và có quyền lực ngang bằng nhau. Là một bộ phận của mạng lưới đó, ông Medvedev có lợi thế song cũng gặp phải không ít bất lợi. Mặc dù không phải tốn nhiều công sức để trở thành tổng thống song ông sẽ phải mất thời gian và nỗ lực để khẳng định quyền lãnh đạo của ông. Cuối cùng, trong khi ông Putin là người giỏi hùng biện thì bản chất hàn lâm của ông Medvedev có thể gây bất lợi cho ông. Những thách thức nội bộ này sẽ được phản ánh trong chính sách đối ngoại của Medvedev.

Cũng cần nhớ rằng Mỹ sẽ sớm có một tổng thống mới. Đây là một cơ hội để hai bên đánh giá quyền lợi của họ có thể chồng lấn ở đâu và họ tiếp tục có những bất đồng lớn gì. Thế giới đang thay đổi và quan hệ Nga-Mỹ cũng sẽ thay đổi.

Tuy nhiên, về mặt quyền lợi quốc gia, giới cầm quyền Nga rất đoàn kết. Điều đó sẽ làm cho việc cải thiện quan hệ với phương Tây cực kỳ khó khăn nếu Mỹ và các đồng minh thận cận nhất, chẳng hạn như Anh, không sẵn sàng thay đổi các chính sách then chốt và thể hiện sự linh hoạt lớn hơn trong các vấn đề nhất định. Sự khác biệt giữa Medvedev và Putin chủ yếu là những sự khác biệt về sắc thái mà thôi.

Chắc chắn có chỗ để hai bên cải thiện bầu không khí ngoại giao thông qua sự thay đổi về ngôn từ và những tiến bộ về các vấn đề thứ yếu. Tuy nhiên, không có nhiều chỗ cho lắm và thậm chí khả năng này có lẽ sẽ bị phá hủy nếu John McCain đắc cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Medvedev có thể có lập trường mềm mỏng hơn so với ông Putin. Ông có lẽ sẽ tìm kiếm sự hợp tác tốt hơn với phương Tây về những vấn đề như Afghanistan, cuộc chiến chống khủng bố, thương mại, đặc biệt là với EU. Ông Putin cũng sẽ theo đuổi cái mà dường như là đường lối của Putin tìm kiếm một kiểu thỏa hiệp thiết thực nào đó với Mỹ về kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ ở Đông Âu - kế hoạch mà Nga không thể ngăn chặn. Ông Medvedev cũng có thể nỗ lực hơn để dàn xếp vấn đề hạt nhân của Iran.

Tuy nhiên, đường lối đối ngoại của ông Medvedev về ba vấn đề quan trọng về cơ bản vẫn không thay đổi. Và nếu phương Tây muốn có quan hệ tốt hơn với Nga hoặc muốn ngăn chặn một cuộc khủng hoảng về quan hệ, chính phương Tây sẽ phải thay đổi.

Trước nhất là sự chi phối của ngành năng lượng cũng như các tuyến đường vận tải năng lượng của Nga. Vấn đề thứ hai là Kosovo. Sự độc lập của Kosovo giờ là thực tế song cũng là sự chia cắt. Nếu phương Tây chấp nhận điều này, có khả năng cuối cùng họ sẽ đạt được thỏa hiệp với Nga. Nếu phương Tây cố tìm cách buộc người Serb ở Kosovo là một phần của Kosovo độc lập, sau đó chắc chắn Nga sẽ ủng hộ sự phản kháng của Serbia. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra nếu phương Tây ủng hộ việc Grudia giành lại quyền kiểm soát hai vùng li khai Abkhazia và Nam Ossetia.

Vấn đề cuối cùng là sự mở rộng của Nato tới Grudia và Ukraine. Nếu Nato kết nạp hai nước láng giềng này của Nga, mọi quan hệ hợp tác có thể sẽ bị phá hủy. Và nếu phương Tây tiếp tục chính sách này, Medvedev và các lãnh đạo khác của Nga sẽ phải phản kháng.

  • Minh Sơn (tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,