221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1061853
Hai quan chung một dây cương, liệu có khả thi?
1
Article
null
Hai quan chung một dây cương, liệu có khả thi?
,

Với lễ nhậm chức tổng thống long trọng của ông Dmitry Medvedev, quyền lực lãnh đạo Kremlin giờ phản ánh một trong những biểu tượng mạnh nhất của điện này - con đại bàng hai đầu.

c
Tân Tổng thống Nga (ảnh AFP)
Đứng cạnh tân Tổng thống Nga trong lễ nhậm chức hôm 7/5 tại điện Kremlin là người tiền nhiệm Vladimir Putin - người đã giúp Medvedev giành chiếc ghế quyền lực này và người sẽ trở thành thủ tướng tương lai của Medvedev. Buổi lễ đánh dấu một sự tiếp nối quyền lực hiếm hoi tại một đất nước nơi sự thay đổi lãnh đạo thường là do ốm đau, bất ổn chính trị hoặc bạo lực.

Thế giới đang đợi xem liệu hai nhân vật trên có thể cùng lãnh đạo đất nước rộng lớn này hay không, hay họ sẽ đi theo hai hướng đối lập mặc dù cả Medvedev và Putin đều bác bỏ những lo ngại rằng sự cầm quyền của bộ đôi này sẽ gây xung đột và mất ổn định ở Nga.

Hai câu hỏi được nhiều người quan tâm là liệu ông Putin sẽ vẫn là người đặt ra các chính sách và là chính trị gia nổi trội của Nga? Hay liệu ông Medvedev có khả năng và quyền hạn để tự chọn lựa đường lối lãnh đạo đất nước này?

Giới phân tích đang giám sát chặt chẽ các quyết định bổ nhiệm mà ông Medvedev sẽ đưa ra để dự đoán liệu ông sẽ là lãnh đạo độc lập hay phải dựa vào các đồng minh của Putin. Việc bổ nhiệm các chức vụ hàng đầu trong chính quyền của tổng thống và Cơ quan an ninh liên bang (FSB) sẽ được giám sát chặt chẽ.

Theo hiến pháp Nga, chức tổng thống có quyền lực mạnh. Tuy nhiên, quyền của thủ tướng lại linh hoạt và ông Putin dường như có ý định mở rộng các quyền đó. Nhiều nhà phân tích cho rằng ông Medvedev sẽ làm theo ý ông Putin về những vấn đề quan trọng, ít nhất là trong vài tháng đầu cầm quyền. Medvedev cần Putin trong thời gian này để bảo vệ bản thân trước sự chọc phá của một số quan chức mà ông Putin đã đưa vào Kremlin. Những quan chức này nghĩ họ là người thừa kế hợp pháp và nên được chọn để kế nhiệm Putin.

TIN LIÊN QUAN
Ông Putin đã sử dụng những quan chức đó để thay thế hầu hết quan chức cũ ở Kremlin. Giờ họ đã bám rễ ở đó và quản lý nhiều công ty được tư nhân hóa trong những năm 1990. Không những có tiền mà các quan chức này còn có các mối quan hệ chặt chẽ với các cựu sĩ quan KGB và các mối quan hệ mạnh khác. Do vậy, tân Tổng thống Nga sẽ khó có thể đẩy họ ra và thay thế họ bằng những người ủng hộ của chính ông như ông Putin đã làm.

Tuy nhiên, sau một thời gian, chắc chắn ông Medvedev bắt đầu tin rằng ông nên là con người của chính ông. Rốt cuộc ông là Tổng thống Nga và chính tổng thống là người có quyền bổ nhiệm và sa thải thủ tướng. Giống như những cậu con trai, người cuối cùng quyết định rằng các ông bố của họ thiếu khả năng và hiểu biết để đối phó với tình hình mới, vào nhiệm kỳ hai, nếu không muốn nói là sớm hơn, ông Medvedev có thể sẽ kết luận rằng ông không còn cần tới sự dìu dắt của ’’ông già’’ Putin.

Ngoài ra, mặc dù cả hai đều được đào tạo như những luật sư, họ theo đuổi những giá trị khác nhau. Ông Putin khi nhậm chức tổng thống cách đây 8 năm đã kêu gọi ’’sự chuyên chính của luật pháp’’ và ’’sự sụp đổ của Liên Xô’’ là ’’thảm họa địa chính trị tồi tệ nhất của thế kỷ 20’’. Theo quan điểm của Medvedev, ’’tự do tốt hơn không có tự do’’ và luật pháp nên mạnh hơn quyền hành pháp chuyên chế.

Trong bài phát biểu tại lễ nhậm chức, Medvedev đã hứa hẹn tăng cường các quyền tự do dân chủ và gợi ý rằng ông sẽ đưa nước Nga đi theo con đường thân phương Tây nhiều hơn, mở cửa đối với thế giới và tham gia đối thoại công bằng và mang tính xây dựng với các nước khác.

Trong khi ông Medvedev nói về sự phát triển kinh tế và dân chủ sau khi nhậm chức thì ông Putin đưa ra nhận xét rằng nhân dân Nga ’’đã nhiều lần bảo vệ con đường của họ và chủ quyền của họ’’. Ngôn từ này làm người ta nhớ lại những cáo buộc của ông Putin trong quá khứ rằng phương Tây đang tìm cách áp đặt hệ thống chính trị của họ đối với Nga, như một bộ phận của chiến dịch bao vây và làm suy yếu đất nước này.

Medvedev cũng chỉ trích việc cho phép các quan chức Kremlin và quan chức nhà nước nắm giữ các chức vụ trong các công ty quốc doanh và hội đồng quản trị của các công ty. Ông muốn có nhiều giám đốc độc lập hơn. Nhiều người mong đợi ông sẽ sớm nhường lại chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Gazprom cho Thủ tướng sắp mãn nhiệm Viktor Zubkov. Tuy nhiên, việc ông giữ vị trí này cho tới phút cuối cho thấy ông có thể sẽ tiếp tục sử dụng Gazprom là một công cụ của nhà nước

  • Minh Sơn (tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,