221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1073778
Tin tốt ở Iraq có ảnh hưởng tới cuộc đấu Obama-McCain?
1
Article
null
Tin tốt ở Iraq có ảnh hưởng tới cuộc đấu Obama-McCain?
,

Quan điểm mạnh mẽ của Barack Obama và John McCain về cuộc chiến Iraq đã giúp hai ông vượt lên trên tất cả các đối thủ trong cuộc bầu cử sơ bộ giành vị trí ứng viên tổng thống. Và những khác biệt rất rõ trong chính sách của hai thượng nghị sĩ này về cuộc chiến sẽ tiếp tục là yếu tố quan trọng tác động tới chiến thắng của họ trong chặng đua nước rút.

Tiến trình bầu cử Tổng thống Mỹ

Obama và McCain
Ảnh minh họa của ABC News

Tuy vậy, liên tiếp những tin tức tốt lành về tình hình ở Iraq - từ việc số lính Mỹ thương vong ngày càng giảm cho đến sự ổn định chính trị của chính phủ Maliki ngày càng cao - đang đặt ra những thách thức mới đối với cả Obama và McCain, và có thể làm thay đổi động lực của cuộc đua.

Thành công mới đây ở Iraq "có vẻ sẽ bất lợi cho Obama nhưng dường như nhiều người Mỹ lại có quan điểm không thay đổi về vấn đề này và họ kiên định trước những yếu tố biến đổi", ông James E. Campbell, Chủ tịch Ban Khoa học chính trị tại Đại học Buffalo, nhận định.


Obama - người phản đối cuộc chiến Iraq và không tin vào chính sách tăng viện quân đội tới đất nước Vùng Vịnh này của Tổng thống George Bush hồi năm ngoái - thừa nhận Iraq đã được cải thiện rất nhiều. Thế nhưng ông cho rằng, những tin tức tốt lành đó càng chứng minh một điều là quân đội nên bắt đầu rút khỏi Iraq.

McCain, người liên tục cổ vũ một kế hoạch tăng quân cho tới khi chính quyền Bush hành động, đã chỉ trích Obama ủng hộ việc rút quân. "Tôi tin rằng nếu chúng ta làm những gì ông ấy nói - và tôi nghĩ điều này đang ngày càng trở nên rõ ràng đối với nhân dân Mỹ - thì sẽ có những hỗn loạn, chết chóc và chúng ta lại phải quay trở lại".

Các diễn biến ở Iraq cũng thay đổi rất nhiều trong thời gian gần đây. Theo quân đội Mỹ, bạo lực trên toàn lãnh thổ quốc gia này trong tháng 5 ở mức thấp nhất trong bốn năm qua và số lính Mỹ thương vong cũng thấp nhất kể từ khi cuộc chiến lật đổ Saddam Hussein bắt đầu.

Về phương diện chính trị, chính phủ của Thủ tướng Iraq, Nuri al-Maliki, đã mạnh mẽ hơn sau một thời gian dài yếu kém. Và thành công ở một mức độ nào đó trong các mục tiêu mà chính quyền Bush nhắm tới là bằng chứng của sự tiến triển này.

Tuần trước, các đại biểu tham dự hội nghị ở Stockholm đã lập kế hoạch bàn thảo những tiến bộ ở Iraq theo một kế hoạch phát triển kinh tế và hòa bình trong 5 năm. Điều đó thể hiện lòng tin của họ vào những thay đổi gần đây ở Iraq. Hội nghị đã thông qua một tuyên bố chung, nêu rõ rằng họ "đã công nhận những nỗ lực quan trọng mà chính phủ Iraq đạt được trong việc cải thiện an ninh và trật tự xã hội, chiến đấu chống khủng bố và bạo lực giáo phái trên toàn Iraq".

Trong bài phát biểu tại hội nghị, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cũng nói rằng Iraq "đang quay trở lại từ vực thẳm đáng sợ nhất".

John McCain

Ứng viên Tổng thống John McCain tại một cuộc họp báo sau khi thăm Công viên Everglades Safari ở Miami, Florida ngày 6/6. (Ảnh: Reuters)


Trong những ngày gần đây, McCain đã tăng cường công kích Obama, đặt câu hỏi quanh ý kiến của ứng viên Dân chủ này về chính sách tăng viện quân tới Iraq và quy kết Obama thiếu một "sự hiểu biết cơ bản về toàn bộ tình hình". Thượng nghị sĩ Cộng hòa cũng chỉ trích một thực tế là Obama không tới Iraq kể từ năm 2006.

Giới quan sát nhận định, mặc dầu những thành công gần đây ở Iraq dường như có lợi cho McCain, nhưng ảnh hưởng thực tế của chúng tới cuộc tổng tuyển cử cũng khó mà dự đoán được. Một phần là do bản chất của cuộc chiến Iraq so với những cuộc chiến trước đó, theo Scott Sigmund Gartner, Giáo sư Khoa học chính trị tại Đại học California tại Davis.

"Quan điểm của McCain là những tin tức tốt, vậy hãy cứ tiếp tục như thế. Nó đang có hiệu quả. Nhưng bạn cũng có thể đặt câu hỏi: Tại sao chúng ta cần phải ở đó khi mà mọi thứ đã tốt. Và đó chính là lập luận của Obama", ông Gartner nói.

Theo vị giáo sư này, nhân tố cốt yếu có ảnh hưởng tới cuộc bầu cử trong những ngày tới là thương vong của quân đội Mỹ. "Nếu mức độ thương vong vẫn thấp thì McCain sẽ càng dễ dàng công kích Obama là một kẻ yếm thế. Nhưng nếu thương vong của người Mỹ, cho dù vẫn thấp nhưng có xu hướng tăng lên, thì nghiên cứu của tôi cho thấy McCain sẽ gặp trở ngại".

Một vấn đề khó khăn cho chiến dịch của McCain là quan điểm kiên định của công chúng Mỹ - tiếp tục phản đối cuộc chiến bất kể những cải thiện gần đây ở Iraq.

Theo thống kê, cứ 10 người Mỹ thì có 6 người nói rằng nỗ lực mang lại bình ổn và trật tự của Mỹ ở Iraq đang ngày càng trở nên tồi tệ, theo kết quả thăm dò dư luận trong tuần của CBS News. Con số này không thay đổi nhiều kể từ tháng 4.

Nếu McCain đủ khả năng làm tăng sự chú ý của dân chúng vào tiến bộ ở Iraq, ông có thể sẽ thành công.

Năm ngoái, cuộc chiến Iraq không còn xuất hiện trên trang đầu của các báo nữa. Không rõ điều này có ảnh hưởng tới dư luận Mỹ về cuộc chiến này hay không. So 10 tuần đầu tiên của năm 2007 với cùng khoảng thời gian của năm 2008, thời lượng dành cho chủ đề Iraq trên các chương trình thời sự giảm từ 23% xuống còn 3%, theo một nghiên cứu của Dự án Excellence in Journalism.

Barack Obama

Ứng viên Barack Obama phát biểu trong chuyến đi vận động tranh cử ở Raleig, Bắc Carolina. (Ảnh: AFP)


Gary Schmitt, một cố vấn chính sách đối ngoại không chính thức cho chiến dịch tranh cử của McCain, nói rằng, chủ đề chính sách cuộc chiến Iraq sẽ tập trung vào các cử tri độc lập và thông tin tốt đẹp về Iraq sẽ bất lợi cho Obama.

Chiến lược của McCain về vấn đề này trong những ngày tới sẽ là biến nó thành một vấn đề chỉ trích, theo Tom Donnelly - một cố vấn không chính thức cho chiến dịch của ứng viên Cộng hoà này. "McCain có thể nói với một niềm tin: "Tôi ủng hộ tăng viện quân trước cả chính quyền Bush và chứng kiến nó đã hiệu quả thế nào". Ông có thể chứng tỏ rằng khi gặp phải thời điểm khó khăn, ông có đủ dũng khí để chọn điều khó hơn nhưng đúng chứ không phải dễ hơn mà sai lầm".

Richard Danzig, một trong những cố vấn an ninh quốc gia của Obama, lại cho rằng dù những thành công về mặt quân sự gần đây là đáng nể nhưng vẫn chỉ rất ít tiến bộ đạt được trên mặt trận chính trị.

"Quan điểm của chúng tôi là sự hiện diện không hạn định của quân Mỹ không phải là một điều hay. Một kế hoạch rút quân là điều có thể nhất để thúc đẩy hành động. Đây là thuận lợi lớn thứ hai, giải phóng các nguồn lực Mỹ để tái phân bổ tới Afghanistan, nơi chúng ta thực sự đối mặt với các vấn đề quan trọng về khủng bố, và cho phép cơ cấu lại quân đội Mỹ", Danzig nói.

Ông này nhấn mạnh, một chiến lược rút quân có thể được thực thi một cách hợp lý, để lại một lượng quân có "có đủ khả năng truy quét khủng bố, đào tạo người Iraq, bảo vệ đại sứ quán của chúng ta và tạo thành một hàng rào chắn chống lại các nguy cơ". 

Một cố vấn khác cho chiến dịch của Obama lại lập luận rằng, dù việc tăng cường quân mang lại những thay đổi lớn lao ở Iraq, an ninh ở nước này vẫn dễ bị tổn thương và tình hình có thể thay đổi chỉ trong một đêm, chẳng hạn như vụ đánh bom vào thánh đường al-Askari ở Samarra hồi năm 2006 - sự kiện đã đẩy Iraq vào một cuộc xung đột giáo phái đẫm máu.

  • Thanh Hảo (Theo ABC News)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,