221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1086160
Mỹ thực sự đã áp sát Iran?
1
Article
null
Mỹ thực sự đã áp sát Iran?
,

Kế hoạch áp sát Iran nhằm thay đổi chính quyền nước này dường như đã được thực thi và được chi tiền chứ không còn là văn bản chờ phê chuẩn nữa.

Theo nhiều nguồn tin nội bộ và từ những viên chức quân sự về hưu, thì từ cuối năm ngoái, Quốc hội Mỹ đã đồng ý với đề xuất của Tổng thống Bush trong việc tăng cường các hoạt động chống Iran. 

Hàng không mẫu hạm Mỹ vào vịnh Persian.
Hàng không mẫu hạm Mỹ vào vịnh Persian. (Ảnh: AFP)

Bản kế hoạch chi tiết đã được Tổng thống Bush đề xuất lên Quốc hội với dự toán lên tới 400 triệu USD, và trọng tâm là làm phân hoá sự ổn định hiện có trong nội bộ các lãnh đạo tôn giáo ở Iran.

Các hoạt động được mô tả trong bản kế hoạch có cả việc ủng hộ các nhóm người thiểu số Ahwazi Arab và Baluchi cũng như các tổ chức bất đồng chính kiến khác ở Iran.

TIN LIÊN QUAN

Kế hoạch còn nhắc tới việc chi tiền để thu thập thông tin tình báo về các chương trình hạt nhân của Iran, bổ sung cho những thông tin mà Mỹ đang có sẵn.

Một kế hoạch kiểu này đối với Iran không phải là mới mẻ gì. Các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ đã và đang tiến hành những hoạt động dọc biên giới Iran - Iraq, với sự cho phép của Tổng thống, từ năm ngoái tới giờ.

Những hoạt động đó bao gồm cả việc bắt giữ các thành viên của Al Quds - cánh tay phải của Vệ binh Cách mạng Iran, hay các vụ bắt bớ và giết chóc khác nữa.

Nhưng mức độ và phạm vi của các kế hoạch được đệ trình nêu trên thực sự đã mở rộng hơn những hoạt động lâu nay rất nhiều.

Bản kế hoạch được đệ trình có sự tham gia của CIA và Tư lệnh liên quân các lực lượng đặc biệt Mỹ, sau đó được thẩm tra, lật đi lật lại rất kỹ càng từ các thành phần trong Quốc hội, một nguồn tin giấu tên trong giới quân sự cho hay.

“Bản kế hoạch chủ yếu tập trung vào việc ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Iran và cố gắng tấn công chính quyền nước này thông qua con đường thay đổi chế độ cầm quyền tại đây bằng một chế độ mới, với lãnh đạo mới", nguồn tin này nói.

"Trong đó, phía Mỹ sẽ làm việc với các nhóm đối lập và chi tiền nếu cần. Các hoạt động sẽ tập trung ở phía Nam và một số khu vực phía Đông của Iran, nơi phe đối lập Baluchi có ảnh hưởng mạnh".

Tổng thống Iran phát biểu tại Natanz hôm 9/4

Tổng thống Iran - Mahmoud Ahmadinejad (Ảnh: Reuters)

Một số nguồn tin khác nói rằng, kế hoạch trên đã trải qua một cách chật vật không biết bao nhiều lần chất vấn, nghi ngờ, nhưng cuối cùng cũng đã thuyết phục được nhiều người trong Quốc hội Mỹ. Và ngân quỹ cho các hoạt động trong kế hoạch đã được thông qua.

Nói cách khác, các nghị sỹ, kể cả thuộc đảng Dân chủ - đảng có ứng viên Barack Obama, người tin rằng giải pháp ngoại giao sẽ thích hợp hơn trong vấn đề Iran - cũng đã đồng tình với kế hoạch chống lại Iran theo cách như trên.

Xuyên suốt bản kế hoạch là những ý nhấn mạnh rằng vấn đề hạt nhân Iran thực sự là nguy cơ đối với nước Mỹ và do vậy, cần những hành động trực tiếp, cấp bách song vẫn tôn trọng biện pháp ngoại giao nếu có thể mang lại hiệu quả.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Gates được cho là đã có những buổi gặp gỡ riêng với từng nghị sỹ, ở cả hai đảng, để đưa ra những lý lẽ minh chứng cho luận điểm của Chính phủ, rằng không nhanh chóng có hành động với Iran nghĩa là chấp nhận một cuộc chiến khó khăn hơn cho Mỹ trong tương lai.

Những hoạt động kiên trì đó của Chính phủ đối với cả hai đảng đã đạt được kết quả nhất định, mà cơ bản nhất là việc dường như đã nhận được sự ủng hộ của cả các nghị sỹ đảng Dân chủ.

Việc nhận được sự ủng hộ từ phía cả các nghị sỹ đảng Dân chủ trong bối cảnh cuộc cạnh tranh cho chiếc ghế Tổng thống đang diễn ra quả là một bước tiến đột phá đáng kể trong nỗ lực của Chính phủ Mỹ nhằm đạt được mục đích thay đổi chính quyền tại Iran.

Trong lúc này, các hoạt động kiểu như tuồn nhân sự, vật chất và tiền của vào Iran từ các hướng khác nhau, kể cả từ hướng Afghanistan, đang diễn ra. Dường như kế hoạch đã được chấp nhận, và tiền đã được chi...

Và cũng trong thời gian này thì các vụ bắn thử tên lửa mới đây của Iran đã thu hút sự chú ý của báo chí quốc tế và làm gia tăng bầu không khí căng thẳng ở Trung Đông. Bằng sự kiện này, nước Cộng hòa Hồi giáo đã phát đi một thông điệp rằng, họ có đủ khả năng đáp trả trước bất kỳ một cuộc tấn công nào của Mỹ hoặc Israel... 

Các vụ thử tên lửa tầm xa được coi là lời cảnh báo đối với Mỹ và Israel (Ảnh: AFP)

Một quan chức Iran hôm 12/7 thậm chí còn tuyên bố rằng nước này sẽ phá huỷ Israel và 32 căn cứ quân sự của Mỹ ở Trung Đông nếu nước Cộng hòa Hồi giáo bị tấn công vì chương trình hạt nhân.

Căng thẳng Mỹ - Iran đang thể hiện rõ nét qua cuộc khẩu chiến gay gắt giữa Iran và Israel trong nhiều tuần qua, làm dấy lên những lời đồn đại về một cuộc đối đầu quân sự, khiến cho giá dầu trên thị trường thế giới liên tục leo thang.

Mỹ sẽ có biện pháp gì để khắc chế vấn nạn dầu mỏ leo thang, trước khi tự mình leo thang trong vấn đề Iran?

  • Nhật Vy (Theo Washington Post)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,