221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1087280
Mỹ xuống thang với Iran?
1
Article
null
Mỹ xuống thang với Iran?
,

Quyết định của chính quyền Bush cử một quan chức cấp cao tham gia vào các cuộc đàm phán quốc tế với Iran vào cuối tuần này, phản ánh những thay đổi về chính sách của Mỹ trong việc giải quyết những bất đồng xung quanh chương trình hạt nhân của Iran.

Bên trong một cơ sở uranium của Iran (Ảnh: AFP)

Trước nhất, chính quyền Bush đã quyết định từ bỏ lập trường bấy lâu là sẽ chỉ trực tiếp đàm phán với Iran sau khi nước này ngừng chương trình làm giàu uranium như Hội đồng Bảo an đã yêu cầu. Thứ hai, sự hiện diện của Mỹ tại bàn đàm phán mang lại động lực mới cho cuộc thương nghị giữa Iran và sáu cường quốc - Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc và Mỹ.

Sự hiện diện của ông William Burns, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề chính trị, tại cuộc gặp với nhà đàm phán hạt nhân Saeed Jalili của Iran, tại Geneva, vào ngày 19/6 tới, ’’gửi đi một tín hiệu mạnh tới Chính phủ Iran rằng Mỹ cam kết giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran bằng ngoại giao’’, phát ngôn viên Sean McCornmack của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

TIN LIÊN QUAN
Ôngn McCornmack quả quyết rằng, không có sự thay đổi về chính sách của Mỹ đối với Iran và động thái trên sẽ không đặt ra tiền lệ.

Tất cả các đối tác ngoại giao của Mỹ, cũng như người phụ trách vấn đề đối ngoại của EU là ông Javier Solana đã hối thúc Washington tham gia đàm phán với Iran. Họ cho rằng, Iran sẽ chỉ ghi nhận các đề xuất một cách nghiêm túc nếu Mỹ là một bên đàm phán.

Các quan chức châu Âu đã ca ngợi quyết định của Mỹ là ’’dũng cảm’’, một sự thay đổi quan trọng về chính sách, đồng thời là tín hiệu rằng chính quyền Bush sẽ không tấn công quân sự vào Iran trong 5 tháng cầm quyền còn lại.

Sự hiện diện của Mỹ sẽ góp phần làm giảm bớt những lời kêu gọi tấn công quân sự vào Iran của những người theo đường lối cứng rắn tại cả Israel và Mỹ. Lý do họ đưa ra là, Iran gần đây đã mở rộng chương trình làm giàu uranium và tiếp tục từ chối hợp tác với IAEA để làm rõ những hoạt động hạt nhân khả nghi trong quá khứ.

Tại Tehran, lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei của Iran nói hôm 16/4 rằng, nước ông sẽ không cúi đầu trước mọi lời đe dọa được đưa ra trong các cuộc đàm phán này. Ông cũng nói, Iran sẽ bảo vệ quyền được phát triển năng lượng hạt nhân hòa bình, trong đó có chương trình làm giàu uranium.

Một nhân tố quan trọng trong quyết định trên của Mỹ dường như là phản ứng tích cực của Iran trước sự thật rằng Ngoại trưởng Mỹ, Condoleezza Rice, là một trong những người ký vào một lá thư mà 6 cường quốc gửi cho Iran tháng trước. Lá thư là một phần của đề xuất dành cho Iran các ưu đãi về kinh tế và chính trị nếu Iran ngừng làm giàu uranium.
 
Ngoại trưởng Iran, Manouchehr Mottaki, đã sửng sốt khi nhìn thấy chữ ký của bà Rice. Đầu tháng này, ông đã chính thức đáp lại đề xuất trên trong một lá thư gửi bà Rice cũng như ông Solana và các ngoại trưởng của 5 quốc gia khác. Bức thư nói rằng Iran sẽ sẵn sàng đàm phán toàn diện với 6 cường quốc song không đề cập tới các hoạt động làm giàu uranium.

Theo đề xuất mà 6 cường quốc gửi tới Iran, Iran sẽ không gia tăng các hoạt động làm giàu uranium và 6 cường quốc sẽ không áp đặt thêm các biện pháp cấm vận quốc tế chống Iran. Trong suốt thời gian này, hai bên sẽ thảo luận cách tiến hành những cuộc đàm phán trong tương lai. Tuy nhiên, để các cuộc thương nghị bắt đầu, Iran sẽ phải ngừng làm giàu uranium.

Một số nhà ngoại giao châu Âu nói rằng, các cuộc đàm phán đã bắt đầu và Iran đã thành công trong việc mở tiến trình đàm phán trong khi vẫn tiếp tục các hoạt động hạt nhân.

  • Minh Sơn (theo IHT)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,