Olmert đầu hàng áp lực
Cập nhật lúc 10:38, Thứ Năm, 31/07/2008 (GMT+7)
Thủ tướng Israel, Ehud Olmert, từng chứng tỏ bản thân là một nhà lãnh đạo chính trị trụ vững qua nhiều sóng gió. Nhưng cuối cùng, ông cũng đã phải đầu hàng áp lực.
Dân chúng theo dõi bài phát biểu của Thủ tướng Ehud Olmert trên truyền hình. (Ảnh: Reuters)
Chịu hàng loạt cáo buộc tham nhũng, ông Olmert đang phải đối mặt với sự chỉ trích đang ngày càng gia tăng từ báo chí và các đối thủ chính trị trong vài tuần trở lại đây.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến Olmert quyết định từ bỏ vị trí lãnh đạo Đảng Kadima khi đảng này tổ chức bầu cử vào tháng 9 tới là do sức ép ngày càng lớn từ các nhân vật hàng đầu trong Chính phủ liên minh của ông.
Giới phân tích ở Israel đã nghĩ rằng Olmert có thể vẫn sẽ cố gắng thoát khỏi các "cuộc chiến" hiện nay và tham gia bầu cử trong nội bộ đảng. Nhưng dường như lần này chính trị gia 62 tuổi không còn cơ hội chiến thắng cho dù ông đã nhiều lần vượt qua bê bối và cáo buộc.
Chuyển giao an toàn
Olmert bị coi là một vị Thủ tướng yếu kém sau khi Israel không đánh bại được Hezbollah trong cuộc chiến Lebanon năm 2006. Thậm chí, một báo cáo chính thức còn chỉ trích nặng nề cách Chính phủ của ông xử lý cuộc xung đột này.
Tiếp theo, Olmert phải hứng chịu cáo buộc mới nhất trong hàng loạt vụ bê bối liên quan tới tham nhũng. Theo đó, khi còn làm Thị trưởng Jerusalem và sau đó là một bộ trưởng Chính phủ, ông đã nhận hàng chục nghìn đôla tiền vay và quà tặng từ một thương gia người Mỹ. Olmert đã dùng một phần số tiền này để mua đồng hồ, ở khách sạn hạng sang và mua vé máy bay hạng nhất.
Không chỉ có vậy, ông còn bị cáo buộc khai tăng gấp đôi các khoản công tác phí mỗi khi công du nước ngoài.
Đến nay, Olmert vẫn chưa bị buộc tội. Ông khẳng định mình không làm gì sai trái và tuyên bố sẽ từ chức nếu bị truy tố.
Chính trị gia kỳ cựu này hiện nay vẫn đang cố gắng đảm bảo một sự chuyển giao an toàn, giữ cho liên minh cầm quyền không bị xáo trộn dưới quyền ban lãnh đạo mới.
Sau các cuộc bầu cử sơ bộ của Kadima dự kiến vào 17/9, ông sẽ từ chức lãnh đạo đảng.
Chính trị gia kỳ cựu này hiện nay vẫn đang cố gắng đảm bảo một sự chuyển giao an toàn, giữ cho liên minh cầm quyền không bị xáo trộn dưới quyền ban lãnh đạo mới.
Sau các cuộc bầu cử sơ bộ của Kadima dự kiến vào 17/9, ông sẽ từ chức lãnh đạo đảng.
Thủ tướng Ehud Olmert sẽ rời đi sau khi thông báo từ chức lãnh đạo Đảng Kadima. (Ảnh: Reuters) |
Người kế nhiệm
Khi ấy, ông sẽ là một Thủ tướng tạm quyền cho đến khi người kế nhiệm chức lãnh đạo đảng Kadima thành lập một liên minh mới trước khi ông rút lui.
Một trong những gương mặt tiềm năng nhất cho vị trí này là Ngoại trưởng Tzipi Livni. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy bà có tỷ lệ ủng hộ cao và được lòng Đảng Lao Đông, đối tác chính trong liên minh do Kadima dẫn đầu.
Mặc dầu vậy, Bộ trưởng Vận tải và là cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shaul Mofaz, Bộ trưởng Bộ An ninh công cộng Avi Dichter và Bộ trưởng Nội vụ Meir Shetrit cũng nằm trong số này.
Thất bại trong việc thành lập liên minh có thể dẫn tới một cuộc tổng tuyển cử, điều mà cả đảng Kadima và đảng Lao động không muốn vào lúc này bởi tỷ lệ ủng hộ họ đang sụt giảm.
Và nếu bầu cử vẫn diễn ra, liên minh cầm quyền của họ sẽ tan vỡ và đảng Likud cánh hữu do Benjamin Netanyahu sẽ quay trở lại nắm quyền.
Trong một bài diễn văn nửa tiếng được truyền hình trực tiếp, Thủ tướng Olmert nhấn mạnh rằng ông sẽ làm hết sức mình, thậm chí đến ngày cuối cùng tại nhiệm, để đạt được một thỏa thuận hòa bình với người Palestine. Là một người lạc quan đến cùng, Olmert cho biết ông nghĩ chưa bao giờ hai bên tiến sát đến các triển vọng hòa bình như hiện tại.
Tuy nhiên, lịch sử chứng minh rằng cần phải có một nhà lãnh đạo xuất chúng mới kiến tạo được hòa bình. Trong khi đó, vấn đề với Olmert ở chỗ ông là một Thủ tướng yếu kém và nhiều người tin rằng ông không đủ sức mạnh cần thiết để tiến tới một thỏa thuận.
Vậy liệu một lãnh đạo khác có thể làm được điều đó hay không? Chúng ta sẽ phải chờ xem.
Trong một bài diễn văn nửa tiếng được truyền hình trực tiếp, Thủ tướng Olmert nhấn mạnh rằng ông sẽ làm hết sức mình, thậm chí đến ngày cuối cùng tại nhiệm, để đạt được một thỏa thuận hòa bình với người Palestine. Là một người lạc quan đến cùng, Olmert cho biết ông nghĩ chưa bao giờ hai bên tiến sát đến các triển vọng hòa bình như hiện tại.
Tuy nhiên, lịch sử chứng minh rằng cần phải có một nhà lãnh đạo xuất chúng mới kiến tạo được hòa bình. Trong khi đó, vấn đề với Olmert ở chỗ ông là một Thủ tướng yếu kém và nhiều người tin rằng ông không đủ sức mạnh cần thiết để tiến tới một thỏa thuận.
Vậy liệu một lãnh đạo khác có thể làm được điều đó hay không? Chúng ta sẽ phải chờ xem.
-
Thanh Hảo (Theo BBC)
,