221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1092940
Bức tranh kinh tế Mỹ vẫn nhuốm màu u ám
1
Article
null
Bức tranh kinh tế Mỹ vẫn nhuốm màu u ám
,

Số nhà bị tịch thu gán nợ tăng, giá năng lượng và thực phẩm tăng, Chính phủ phải liên tục đưa ra những hỗ trợ khẩn cấp... Rõ ràng, Mỹ, nền kinh tế lớn nhất và có tác động tới toàn cầu, vẫn đang chìm trong một màu u ám.

 

Kinh tế Mỹ vẫn còn nhiều nguy cơ. (Ảnh minh họa: Corbis)

Chủ nhà... vỡ nợ

Theo kết quả điều tra của Tổ chức chuyên theo dõi về thị trường bất động sản của Mỹ "RealtyTrac" công bố cuối tuần trước, số lượng nhà ở tại Mỹ bị các ngân hàng đưa vào diện tịch thu do chủ nhà không đủ khả năng thanh toán nợ trong quý 2 lên tới 739.714 căn, cao hơn 14% so với quý 1 và 121% so với cùng kỳ năm 2007. Như vậy, trong quý 2, trung bình cứ 171 căn nhà ở Mỹ thì có 1 căn thuộc diện "xấu số" trên.

Giá bán nhà mới xây tại Mỹ trong tháng 6 giảm 33,2% trong khi doanh số bán các căn nhà có sẵn cũng giảm 5,3%, chỉ đạt khoảng 426.000 căn, mức thấp nhất hàng tháng kể từ tháng 12/2004. Giá bán một căn nhà tại Mỹ trong tháng 6/2008 trung bình ở mức 230.000 USD/căn, cao hơn so với mức 227.700 USD/căn trong tháng trước, song vẫn thấp hơn 2% so với mức giá cách đây một năm.

Các chuyên gia kinh tế dự đoán trong năm nay có khoảng 2,5 triệu ngôi nhà và tài sản của người dân Mỹ đã và đang có nguy cơ bị liệt vào danh sách tịch thu gán nợ so với 1,5 triệu căn trong cả năm 2007.

Đây là một bằng chứng cho thấy hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng tín dụng thế chấp đã và đang tiếp tục giáng xuống người dân Mỹ. 

Vẫn chưa có lối ra

Trong khi đó, Bản báo cáo mới đây về tình hình kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhấn mạnh rằng: “Thị trường nhà đất vẫn chưa có lối ra".

Theo Fed, nền kinh tế Mỹ vẫn suy yếu do việc tăng giá năng lượng và thực phẩm đã đánh mạnh vào túi tiền người tiêu dùng và buộc một số công ty đẩy giá cao lên.

Cựu Chủ tịch Fed, Alan Greenspan, cũng đưa ra dự báo đáng chú ý rằng, "cuộc khủng hoảng nhà đất Mỹ còn lâu mới kết thúc".

Giá cả tăng cao khiến nước này có nguy cơ lan tràn lạm phát và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế.

Các doanh nghiệp cũng bị thiệt hại do giá tăng, đặc biệt là giá năng lượng, kim loại, nhựa, hóa chất và thực phẩm. Để đối phó với hiện trạng này, các nhà sản xuất trong một số khu vực quyết định tăng giá sản phẩm.

Trong suốt một tuần qua, Fed đã kêu gọi chống lạm phát mạnh mẽ hơn. Chủ tịch Fed, Ben Bernanke, cho biết cuộc vận động cắt giảm lãi suất của cơ quan này bắt đầu từ tháng 12 năm ngoái để vực dậy nền kinh tế yếu kém, có lẽ đã kết thúc.

Các cuộc khủng hoảng về nhà ở, tín dụng và tài chính đã làm cho nền kinh tế Mỹ trở nên xấu đi và sự tăng trưởng chậm lại. Việc làm bị cắt giảm hàng tháng trong năm nay và tỉ lệ thất nghiệp ở nước này đã tăng từ 5% trong tháng 4 lên đến 5,5% vào tháng 5, mức tăng cao nhất trong vòng một tháng kể từ năm 1986.

Chính phủ liên tục hỗ trợ khẩn cấp

Trước những diễn biến càng lúc càng u ám đó, Chính phủ Mỹ đã phải liên tục đưa ra những hỗ trợ khẩn cấp.

Ngày 30/7, Tổng thống Mỹ George W. Bush trong một động thái rất được mong đợi, vừa chính thức thông qua chương trình cho vay tiền đối với các gia đình đang đối mặt với tình cảnh chuẩn bị vỡ nợ nhà đất hiện nay. 
 
Ông Bush đã chính thức ký vào đề án cứu trợ nói trên, với sự chứng kiến của các quan chức ngành tài chính và bất động sản nước này như Bộ trưởng Tài chính Henry Paulson, Bộ trưởng Phát triển nhà ở và đô thị Steve Preston... 

Đây là biện pháp được coi là vừa cứu cho các gia đình trên khỏi mất nhà, vừa giúp cho cuộc khủng hoảng nhà đất hiện nay tại Mỹ bớt căng thẳng và kinh tế tránh nguy cơ suy thoái nặng.
 
Gói cho vay trên, sẽ đến ngay với khoảng 400.000 hộ gia đình đang nợ tiền vay của ngân hàng để mua nhà.   
 
Gần như đồng thời, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định gia hạn các chương trình cho vay khẩn cấp đối với các đối tác tại Phố Wall như là một hành động ngăn chặn đà suy thoái kinh tế quốc gia.
 
Fed cho biết, chương trình mà các nhà đầu tư vào nhà cửa có vay từ ngân hàng trung ương nguồn tiền mặt nhanh chóng, sẽ kéo dài cho đến 30/1/2009.

Giờ đây, người Mỹ đang trông chờ những biện pháp đó sớm phát huy hiệu quả.

  • Nhật Vy (Tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,