221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1092958
Khủng hoảng kinh tế Mỹ vẫn đang lan rộng khắp nơi
1
Article
null
Khủng hoảng kinh tế Mỹ vẫn đang lan rộng khắp nơi
,

Cuộc khủng hoảng bộ ba: nhà đất, tín dụng và tài chính đang đánh mạnh vào nền kinh tế Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. 

Kinh tế Mỹ vẫn còn nhiều nguy cơ. (Ảnh minh họa: Corbis)

Khủng hoảng lan khắp châu Âu

Khủng hoảng kinh tế ở Mỹ đã lan sang châu Âu, khiến kinh tế Tây Ban Nha, Ailen và Đan Mạch bên bờ vực suy thoái; kinh tế Pháp suy yếu và các nền kinh tế đầu tàu khu vực như: Đức, Anh, Italia... đều ảm đạm.

Thậm chí, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) thừa nhận rằng nguy cơ kinh tế Anh rơi vào suy thoái là điều có thực, với tăng trưởng gần như chững lại và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. BOE cũng nâng dự báo lạm phát của nước này từ mức hơn 4% lên gần 5% trong vài tháng tới.

Không kém phần bi quan, một báo cáo của Nghiệp đoàn giới chủ công nghiệp Italia cũng khẳng định nền kinh tế nước này đang chìm vào suy thoái mới và đặc biệt sẽ trở nên khó khăn hơn vào 6 tháng cuối năm nay. Nghiệp đoàn chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ đã yêu cầu chính phủ phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp khẩn cấp nhằm khôi phục niềm tin của người tiêu dùng, khuyến khích đầu tư và giảm thuế.

Châu Âu đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn như lạm phát, giá dầu cao, sản xuất công nghiệp giảm, thị trường nhà đất ở nhiều nước đang xấu đi. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực này đã giảm đáng kể. Theo Uỷ ban châu Âu, tăng trưởng kinh tế ở châu lục này sẽ giảm xuống còn 1,5% năm 2009, thấp hơn mức kỳ vọng 1,7% năm 2008.

Thị trường nhà đất châu Âu cũng đáng báo động với những dấu hiệu lặp lại bi kịch tương tự như thị trường nhà đất Mỹ. Thị trường cổ phiếu Tây Ban Nha đã bị tê liệt sau khi có thông báo đầu tiên về khoản thiệt hại lớn do cuộc khủng hoảng nhà đất của nước này gây ra.

Trước tình trạng lạm phát gia tăng và giá nhiên liệu tăng cao, sản xuất công nghiệp sa sút, các ngành kinh tế châu Âu buộc phải cắt giảm nhân công, khiến tình trạng thất nghiệp gia tăng. Tỷ lệ thất nghiệp tại Anh hiện đã tăng lên mức cao nhất trong 15 năm qua kể từ sau cuộc khủng hoảng đầu những năm 90 của thế kỷ trước, do nền kinh tế nước này đang có những dấu hiệu bước vào thời kỳ suy thoái.

Châu Á và đầu tàu Nhật Bản suy giảm mạnh

Hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu của Mỹ, Standard & Poor"s (S&P) vừa đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á chưa có dấu hiệu hồi phục ít nhất là đến hết năm nay do tăng chi phí hàng hóa, lương thực, nhiên liệu.

Theo S&P, ngoại trừ New Zealand, tất cả các nước đều tăng lãi suất và dự báo sẽ duy trì xu hướng này trong những tháng cuối năm 2008.

S&P cắt giảm mạnh nhất dự báo tăng trưởng của Ấn Độ, Singapore, Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand trong số các nước châu Á - Thái Bình Dương.

Giá lương thực leo thang ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế châu Á. (Ảnh: Corbis)

Theo đó, hãng hạ dự báo tăng trưởng GDP của Ấn Độ năm 2008 từ 8,2 - 8,7% dự báo tháng 4/08 xuống 7,5 - 8%; Singapore từ 5,3 - 5,8% xuống 4,2 - 4,7%; Việt Nam từ 8 - 8,5% xuống 5,7 - 6,3%; Hàn Quốc từ 4,8 - 5,3% xuống 4 - 4,5%; New Zealand từ 1,8 - 2,3% xuống 1 - 1,5%.

Ngay trước đó thì Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và là đầu tàu của kinh tế châu Á, có thể sẽ tiếp tục giảm, do những khó khăn của kinh tế Mỹ và những biến động trên thị trường tài chính toàn cầu.

IMF dự báo, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Nhật Bản chỉ tăng 1,5% năm nay so với 2,1% năm ngoái và 2,4% năm 2006.

Chính phủ Nhật Bản cũng vừa tuyên bố, kinh tế nước này đang suy thoái. Chính phủ vừa được cải tổ đang đối mặt với nhiều khó khăn.

Lạm phát của Nhật Bản đang tăng cao do giá các nhu yếu phẩm tăng mạnh, trong khi nhiều mặt hàng công nghiệp trong nước giảm giá và tiêu thụ chậm. Dấu hiệu suy thoái được báo động ở nhiều lĩnh vực. Xuất khẩu và đầu tư, hai “động lực” của nền kinh tế Nhật Bản từ 5 năm qua, cũng bị đình trệ, do ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ đang trên đà suy thoái.

Để đối phó các khó khăn kinh tế, chống lạm phát và khôi phục lòng tin của công chúng, Thủ tướng Nhật Bản Fukuda vừa tiến hành cải tổ chính phủ. Trong cuộc cải tổ đầu tháng 8 vừa qua, ông Fukuda đã chỉ định nhiều nhân vật có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính vào các vị trí kinh tế then chốt
 
Nhật Vy (Theo AFP, Bloomberg, THX)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,