221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1105036
Thoả thuận hạt nhân Ấn Độ-Mỹ được "cởi trói"
1
Article
null
Thoả thuận hạt nhân Ấn Độ-Mỹ được 'cởi trói'
,

Câu lạc bộ hạt nhân, gồm 45 nước được phép cung cấp nguyên liệu và công nghệ hạt nhân toàn cầu hôm 6/9 đã dỡ bỏ trở ngại lớn đối với thoả thuận hạt nhân bước ngoặt giữa Mỹ và Ấn Độ.

TT Mỹ và Thủ tướng Ấn Độ (Ảnh: AP)
Nhóm cung cấp hạt nhân đã đồng ý bỏ lệnh cấm buôn bán hạt nhân với Ấn Độ sau ba ngày thảo luận gay gắt tại Vienna, vượt qua sự phản đối của các nước vốn lo sợ quyết định này sẽ đặt ra một tiền lệ nguy hiểm. Đến thời điểm này, Ấn Độ vẫn chưa tham gia Hiệp ước không phổ biến hạt nhân.

Thoả thuận sẽ cho phép Ấn Độ mua nhiên liệu và công nghệ hạt nhân ở thị trường thế giới cho chương trình hạt nhân dân sự của họ. Cách đây khoảng 3 thập niên, New Delhi bị cấm làm như vậy do nước này từng thử nghiệm vũ khí hạt nhân.

Thoả thuận hạt nhân Mỹ-Ấn được chính quyền Bush ra sức thúc đẩy, vẫn còn phải chờ sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ, nơi vẫn còn chia rẽ về giao kèo này. Văn bản này là rất quan trọng đối với cả Tổng thống Bush và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh vì cả hai nhà lãnh đạo đều coi thoả thuận này là điểm chính trong chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại.

Tổng thống Bush muốn thắt chặt quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ vào thời điểm sự cân bằng quyền lực ở châu Á đang thay đổi liên tục. Về phần Ấn Độ, Thủ tướng Singh tuyên bố, Ấn Độ cần có công nghệ hạt nhân để tăng cường sản xuất điện đáp ứng nền kinh tế đang bùng nổ và đây cũng là vấn đề danh dự quốc gia. Nhiều người Ấn Độ nói, một thoả thuận cho phép mua bán hạt nhân sẽ cho thấy nước này đã thực sự trở thành cường quốc sau 6 thập niên độc lập.

TIN LIÊN QUAN

Hôm 6/9, Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice bày tỏ hy vọng chính phủ sẽ nhận được sự ủng hộ từ Quốc hội cho dù bà biết việc này rất khó khăn. Quốc hội Mỹ dự kiến ngừng họp trong tháng này để các thành viên có thể tham gia vận động tranh cử cho cuộc bỏ phiếu bầu Tổng thống vào tháng 11 tới.

Ngoại trưởng Rice và một số quan chức ngoại giao khác nhận xét, cho dù, thoả thuận lần này với Ấn Độ có thể không được Quốc hội thông qua vào năm nay thì nó đã thiết lập cơ sở cho chính quyền mới tiếp tục triển khai.

Theo một số quan chức giấu tên trong chính phủ Mỹ, Ngoại trưởng Rice đã gọi ít nhất là hai chục cú điện thoại cho các đồng minh trong suốt hai ngày vừa qua để có được sự phê chuẩn của Nhóm cung cấp hạt nhân. Nhóm quan chức trên cho biết, bà Rice đã gọi cho ngoại trưởng Trung Quốc - nước vốn đang lo ngại về sự lớn mạnh của Ấn Độ, để thuyết phục Trung Quốc không ngăn cản thoả thuận này.

Thông tin về việc câu lạc bộ hạt nhân đã phê chuẩn thoả thuận hạt nhân Mỹ-Ấn đã được chào đón bằng sự hoan hỉ của nhiều người dân tại Ấn Độ. Một số người đã tổ chức ăn mừng ngay đêm qua, một nhóm nhỏ đốt pháo hoa tại thủ đô, một số nhóm khác tập trung nhảy múa bên ngoài trụ sở chính của đảng Quốc đại, đảng của Thủ tướng Singh.

Trong một tuyên bố được đưa ra sau đó, Thủ tướng Ấn Độ gọi quyết định của Nhóm cung cấp hạt nhân là "lịch sử" và mô tả thoả thuận hạt nhân Mỹ-Ấn là bước đột phá lớn nhất trong lịch sử Ấn Độ.

  • Hoài Linh (Theo IHT, AP)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,