221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1106618
Lầu Năm Góc 11/9: Ngày thức dậy ký ức đau thương
1
Article
null
Lầu Năm Góc 11/9: Ngày thức dậy ký ức đau thương
,

Sáng ngày 11/9/2001, Patrick Smith đang đi về phía chiếc tivi đặt trong một căn phòng ở Lầu Năm Góc để nghe tin tức vụ tấn công vào tòa tháp đôi New York, thì nghe thấy một tiếng nổ lớn.

Nơi tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố 11/9 ở Lầu Năm Góc (Ảnh AP)

"Bức tường trước tôi như đổ nghiêng", ông nhớ lại. "Trần nhà và hệ thống dây dợ bắt đầu rơi xuống, sau đó, xung quanh tối đen, rồi một quả cầu lửa khổng lồ bao trùm tất cả".

Những cảnh tượng như vậy sẽ lại đổ về trong tâm tưởng của rất nhiều người còn sống khi họ tham dự lễ tưởng niệm các nạn thảm kịch 11/9. Lần đầu tiên, một đài tưởng niệm cố định đã được dựng lên để nhớ về 184 nạn nhân thiệt mạng khi chiếc máy bay bị không tặc lao xuống Lầu Năm Góc.

Buổi lễ tưởng niệm ở tổng hành dinh Bộ quốc phòng Mỹ, có sự tham dự của Tổng thống George W. Bush, sẽ diễn ra vào đúng thời điểm cách đây bảy năm, các phần tử khủng bố al-Qaeda đã cướp máy bay, thực hiện những vụ tấn công khiến gần 3.000 người thiệt mạng.

TIN LIÊN QUAN
Smith biết rằng, ông rất may mắn vì còn sống để tham dự buổi tưởng niệm. "Tôi có thể nghe và cảm thấy tóc trên đầu bắt đầu cháy xém. Nếu tôi đi nhanh hơn một chút, có lẽ tôi không còn ngồi ở nơi đây", ông nói.

Smith nhìn thấy một đồng nghiệp chìm trong lửa, cô không thể thoát ra ngoài và ông cũng không thể giúp đỡ cô. Còn một nam đồng nghiệp khác thì cố dập lửa, nhưng cả cơ thể anh như một ngọn đuốc sống.

Smith cố gắng lao xuống tầng, và bò ra khỏi địa ngục. Ông cố nắm lấy cánh tay một đồng nghiệp bị thương và rồi họ cùng tìm đường thoát an toàn. "Cô ấy bị bỏng cấp hai, lúc ấy, khuôn mặt cô như không còn da thịt nữa", ông kể lại.

Smith trầm ngâm, theo thời gian, ký ức đau đớn sẽ mờ nhạt dần nhưng không bao giờ có thể biến mất.

Ông tin rằng, công viên tưởng niệm tại Lầu Năm Góc, do nhà thiết kế Julie Beckman và Keith Kaseman (New York) thực hiện, là cách tưởng nhớ thích hợp những người đã khuất. Vào thời điểm xảy ra vụ khủng bố, Smith đang làm việc ở phòng tổ chức Bộ Quốc phòng Mỹ.

Bóng ma yên lặng

Smith cho biết, ông đã từng nghĩ tới việc, Lầu Năm Góc - một biểu tượng của sức mạnh quân sự Mỹ - có thể là mục tiêu sau khi hai chiếc máy bay lao thẳng vào Trung tâm Thương mại thế giới.

Ý nghĩ ấy cũng đến với Hạ sĩ quan Jessica Walker sau khi xem các hình ảnh từ New York trên truyền hình. Cô đã gọi điện cho một đại tá trong Lầu Năm Góc và nói: ’’Thưa sếp, chúng ta cũng rất dễ bị nguy hiểm".

Khi ấy, cô nhớ lại, hai đại tá khác chạy ra từ một văn phòng bên cạnh, một vị hét lớn: "Chúa ơi, một chiếc máy bay đang lao vào tòa nhà".

Cô nhảy qua bàn và nghe thấy tiếng nổ lớn khi chiếc máy bay của hãng American Airlines cất cánh từ sân bay Dulles của Washington đâm vào Lầu Năm Góc lúc 9h37 sáng.

Vụ tấn công đã làm 125 người thiệt mạng ở Lầu Năm Góc, cùng với 59 hành khách, phi hành đoàn và 5 tên không tặc.

Walker và các đồng nghiệp chạy xuống hành lang chờ sơ tán. "Đó là sự tĩnh lặng đến rợn người, ma quái". Khi ấy, Walker đang làm việc trong phòng thống kê. "Tôi biết chúng tôi có thể chạy nhanh hơn thế, nhưng dường như mọi thứ đều diễn ra rất chậm chạp", cô nói.

Tom Van Leunen, một sĩ quan Hải quân bấy giờ có mặt ở Bộ Quốc phòng Mỹ cũng nhớ về khoảnh khắc tĩnh lặng đến rợn người ấy. "Đó là sự chết chóc, là một ngày ma quái".

Sau khi sơ tán khỏi văn phòng, Van Leunen đã dùng cả ngày để giúp đỡ các phóng viên truyền hình tác nghiệp gần Lầu Năm Góc. Khi tới ga tàu điện ngầm để trở về nhà lúc ban đêm, ông hiểu đã bỏ quên ví trong văn phòng ở Bộ.

"Tôi đã phải hỏi vay một phụ nữ đứng tuổi 5USD để mua vé tàu về nhà", ông Van Leunen năm nay vừa mới nghỉ hưu, kể lại. "Người tôi phủ toàn bụi, bộ quân phục hải quân cũng đen sạm lại, khi bà ấy nhìn thấy tôi, bà ấy hiểu tôi từ tòa nhà bước ra, bà ấy bật khóc và lập tức đưa cho tôi 5USD".

  • Kỳ Thư (Theo Reuters)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,