221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1112148
Khủng hoảng sữa bẩn đe doạ các công ty toàn cầu
1
Article
null
Khủng hoảng sữa bẩn đe doạ các công ty toàn cầu
,

Danh sách các công ty đối mặt với khả năng thu hồi sản phẩm đã tăng vọt khi nhiều nước đưa ra báo cáo các loại thực phẩm chứa hoá chất công nghiệp melamine, vốn là nguyên nhân gây ra cái chết cho bốn em nhỏ ở Trung Quốc.

Thu hồi sản phẩm kẹo White Rabbit tại Manila, Philippines

Những công ty lương thực toàn cầu vội vã xem xét lại mọi sản phẩm của mình, và một số hãng thậm chí còn đưa ra các chiến lược mới để ngăn chặn vấn đề có thể nảy sinh.

"Chúng tôi phải nghĩ tới mọi quá trình chế biến thực phẩm với sữa hoặc chất đạm trong đó”, James Rice, một chuyên gia kỳ cựu trong công nghiệp thực phẩm, hiện là quản lý khu vực Trung Quốc của Tyson Foods Inc., nhà chế biến thịt lớn nhất thế giới, nói.

Ông James nhấn mạnh, trong khi công ty của ông không bị ảnh hưởng, thì những sản phẩm như “bánh quy, cà phê sữa, hay nhiều sản phẩm khác có hàm lượng protein cao đều phải xem xét kỹ càng”.

Rất nhiều công ty thực phẩm đã có các biện pháp đề phòng đặc biệt trước khi xảy ra vụ scandal sữa bẩn ở Trung Quốc. Các nhà cung cấp nước này đã trộn melamine vào sữa nguyên liệu có thêm nước nhằm tăng hàm lượng protein.

Sau các vụ bê bối an toàn thực phẩm và sản phẩm năm trước tại Trung Quốc, một số công ty toàn cầu phần nào đã “rút kinh nghiệm” cho mình.

Tuy nhiên, cũng có nhiều hãng không để ý tới nguy cơ này, Jeremy Haft, một doanh nhân điều hành các nhà máy tại Trung Quốc, tham gia sản xuất từ dược phẩm, quần áo tới xây dựng, cho biết. "Tôi không nghĩ cần quá chú tâm đến các vụ thu hồi một năm trước”.

Kiểm soát chất lượng

Lotte Group, nhà sản xuất đồ ăn nhẹ có trụ sở tại Tokyo, đã “dính đòn” khi hôm thứ Sáu, sản phẩm bánh dinh dưỡng chocolate Koala nổi tiếng của hãng bị thu hồi ở Hong Kong và Macau vì nhiễm hoá chất melamine.

Trên bao bì bánh quy (hiện vẫn tiêu thụ ở Thượng Hải) có ghi rõ thành phần gồm bột sữa. "Chúng tôi sẽ giám sát chặt chẽ hơn vào chi tiết quá trình chế biến, sản xuất", Kayh Kim, quản lý mạng lưới kế hoạch của Lotte China Food tại Bắc Kinh nói. “Chúng tôi thực sự không muốn để mất lòng tin từ khách hàng”. Tại Tokyo, một phát ngôn viên của công ty nhấn mạnh, sản phẩm Lotte tiêu thụ ở Nhật Bản không có thành phần sữa bột từ Trung Quốc.

Trong khi đó, nhà sản xuất White Rabbit, loại kẹo bơ cứng vani rất được ưa chuộng ở Thượng Hải, cho hay, họ đã ngừng tiêu thụ các sản phẩm nội địa sau khi Trung tâm An toàn thực phẩm Hong Kong kết luận rằng, kẹo bơ của hãng có hàm lượng melamine nhiều gấp sáu lần giới hạn cho phép. Kẹo White Rabbit đã bị thu hồi ở Anh, Singapore, New Zealand và Australia.

Kraft Foods Inc. thì vội vã khẳng định với khách hàng rằng, không có sản phẩm dòng Oreo nào của hãng chứa thành phần sữa bột từ từ Trung Quốc.

Theo lời các chuyên gia phân tích, khi cố gắng mở rộng hoạt động ở Trung Quốc để hướng tới thị trường tiềm năng của 1,3 tỉ dân, nhiều hãng thực phẩm nước ngoài vẫn phụ thuộc lớn vào những đối tác địa phương trong việc kiểm soát chất lượng.

Tập đoàn sữa Fonterra của New Zealand là một ví dụ. "Vấn đề với Fonterra, ngay từ lúc bắt đầu là không kiểm soát được những gì đang diễn ra”, Bruce McLaughlin, giám đốc điều hành Sinogie Consulting tại Thượng Hải, công ty nghiên cứu và điều tra thị trường, cho biết. "Điều quan trọng nhất là nếu bạn đầu tư và gắn thương hiệu của bạn vào đó, bạn cần có sự kiểm soát mọi thứ diễn ra”.

Với một số công ty, việc kiểm tra chất lượng được tiến hành đồng bộ.

Nhà sản xuất chocolate Barry Callebaut vừa thành lập công ty ở phía tây Thượng Hải đầu năm nay. Nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm của hãng trực tiếp báo cáo về tổng hành dinh ở Thuỵ Sĩ. Nhà máy này đang kiểm tra mọi sản phẩm sữa của các nhà cung cấp địa phương, gạt sang bên mọi nguồn cung nội địa cho tới khi có xác nhận an toàn.

Nhà sản xuất rượu bia Asahi Breweries Ltd. ở Nhật – hãng đã có riêng một nông trang sữa tại Trung Quốc - là một minh chứng. Sản phẩm sữa của công ty, vừa tung ra thị trường tháng này, đã bán rất nhanh giữa lúc vụ bê bối sữa bẩn lan rộng.

Nông trang Xanh Asahi – liên doanh với nhiều công ty khác của Nhật như Itochu Corp. và Sumitomo Corp., có hơn 1.000 con bò nhập từ Australia và New Zealand. Chen Na – nhân viên tiếp thị của hãng nói: "Chúng tôi thực sự hiểu rõ tầm quan trọng của sữa nguyên liệu, vì thế chúng tôi thực hiện mọi nỗ lực để kiểm soát quá trình chế biến sữa. An toàn vẫn tốt hơn phải xin lỗi khách hàng”.

  • Kỳ Thư (Theo AP)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,