Khi mà Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), ông Ben S. Bernanke, và các đồng sự toàn cầu của ông đang chống chọi với cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ những năm 1930, thì một mối đe doạ đang dần hiện ra từng ngày: đó là giảm phát.
Dân chúng đã tổ chức những cuộc tuần hành qua thị trường phố Wall trong những ngày khủng hoảng tài chính. Ảnh AP. |
Với việc thị trường tài sản đang giảm giá mạnh, giá hàng hoá giảm mạnh nhất trong 50 năm qua và các ngân hàng đang chắt chặt tín dụng, thì có hàng đống các yếu tố khiến giá cả giảm trong 1 giai đoạn dài.
Trong khi giảm phát vẫn còn là một mối lo đối với nhiều nhà làm luật chỉ vài tháng sau khi giá dầu và giá lương thực lên mức đỉnh điểm, thì rủi ro là công việc giải cứu chắp vá và các gói giải pháp thúc đẩy của họ sẽ thất bại, và giá cả sẽ lại bắt đầu giảm và lan rộng ra toàn nền kinh tế.
“Bóng ma giảm phát có thể lại lộ diện trong những tháng tới,” nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Commerzbank AG tại London, ông Joerg Kraemer nói.
Sự suy thoái kinh tế toàn cầu trông có vẻ đang diễn ra rồi, với việc đóng băng tín dụng đang khuấy lên những ký ức về cuộc chiến lâu năm của Nhật Bản nhằm đối phó với giảm phát trong những năm 1990.
Vì thế Chủ tịch ngân hàng Trung ương Châu Âu Jean-Claude Trichet và thống đốc Ngân hàng Anh Mervyn King có thể sẽ bị ép buộc phải theo ông Bernanke, khi Cục Dự trữ liên bang của ông cắt giảm 3,25 điểm phần trăm lãi suất cơ bản từ tháng 8/2007 xuống còn 2% hiện tại – mức đáng kể nhất trong 2 thập kỷ qua.
Kịch bản giảm phát có thể sẽ như sau: Các ngân hàng toàn cầu – đã bị mất 588 tỷ USD do giảm giá tài sản - đặc biệt là chứng khoán có liên quan đến cầm cố - sẽ tiếp tục giảm luồng tín dụng, kìm hãm tăng trưởng.
Điều đó sẽ kéo giá nhà xuống thấp hơn, gây thêm thua lỗ và khiến các ngân hàng càng do dự hơn khi cho vay. Khi khủng hoảng tín dụng trở lên trầm trọng hơn, các doanh nghiệp sẽ thấy rằng không thể tăng giá được nữa.
Một cái vòng luẩn quẩn
Một cái vòng giảm phát luẩn quẩn có thể xảy ra sau đó, theo Tony Tan, phó chủ tịch Công ty đầu tư của Chính phủ Singapore, hiện đang quản lý tài sản trị giá hơn 100 tỷ USD.
Giá cả hiện đã giảm trên một phần của nền kinh tế thế giới. Giá nhà giảm hơn 10% ở Anh và ở Mỹ trong suốt năm qua.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Vào ngày 3/10 vừa rồi, dầu, đồng và ngũ cốc đã khiến giá hàng hoá giảm mức hàng tuần mạnh nhất kể từ ít nhất là năm 1956. Chỉ số Reuters/Jefferies CRB Index về 19 mặt hàng thô đã giảm 10,4%. Còn chỉ số Baltic Dry Index, thước đo chi phí vận tải hàng hoá, đã giảm 75% kể từ tháng 5.
“Chúng ta chắc chắn đang lo ngại hơn về giảm phát hơn là lạm phát,” David Owen, kinh tế trưởng khu vực Châu Âu của Tập đoàn Dresdner Kleinwort tại London nói. Các ngân hàng trung ương cần phải giảm lãi suất và giữ chúng một thời gian.
Cắt giảm mạnh lãi suất
Trichet nói hôm 2/10 rằng các nhà làm luật Châu Âu đã xem xét sửa đổi quyết định quyết định đưa ra hồi tháng 7 là tăng lãi suất cơ bản 0,25 điểm lên 4,25%. Các nhà kinh tế cũng chờ đợi Ngân hàng Anh sẽ giảm lãi suất ít nhất 0,25 điểm từ mức 5% điểm hiện nay.
Fed đã phản ứng lại với sự hoang mang về giảm phát trong thập kỷ này. Với việc lạm phát tăng 1% năm 2003, rồi sau đó chủ tịch Fed là Alan Greenspan giảm lãi suất xuống mức thấp nhất trong vòng 45 năm là 1% và giữ nó trong 1 năm, và nó đã giúp thúc đẩy bất động sản và làm bùng nổ tăng trưởng tín dụng.
Lần này, khủng hoảng đang ngày càng làm tê liệt hệ thống ngân hàng hiện đang không thể tiếp tục việc cho vay - chất bôi trơn cho các hoạt đồng của nền kinh tế. Sự tụt lùi này, kết hợp với việc tăng trưởng chậm lại, và giá tài sản và hàng hoá đang giảm khiến cho việc giảm phát ngày càng trở thành một mối đe doạ.
Thắt chặt tín dụng
Hoảng sợ bởi sự sụp đổ của , các ngân hàng đang thực hiện thắt chặt tín dụng. Lãi suất cho vay Libor cho kỳ hạn 3 tháng tăng lên mức 4,33% vào ngày 3/10, mức cao nhất kể từ tháng 1.
Một số nhà kinh tế nói rằng Bernanke và một số ngân hàng trung ương khác đã học được bài học từ Nhật Bản và cuộc Đại khủng hoảng vì thế họ sẽ làm mọi thứ cần thiết để giải quyết vấn đề.
Cựu thống đốc Fed là Lyle Gramley nói rằng trong khi giảm phát là một rủi ro “nếu chúng ta bị khủng khoảng rất nặng và kéo dài và không ai làm gì đối với nó,” và ông tỏ ra không lo lắng vì ông tin rằng Fed sẽ hành động rất rất mạnh tay.
Bernanke cho rằng một lý do chính khiến thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1929 và đã có một kết quả tồi tệ như vậy là do các ngân hàng bị ép buộc đóng cửa và hệ thống ngân hàng thiếu thanh khoản.
“Thập kỷ mất mát”
Bernanke cũng đã học hỏi thập kỷ mất mát về giảm phát của Nhật Bản mà bị gây ra một phần là do khủng hoảng ngân hàng và ông cho rằng các nhà làm luật đã chờ đợi quá lâu để phản ứng lịa với giảm bất động sản và chứng khoán sụt giảm đầu những năm 1990. Trong 1 bài phát biểu năm 2002, ông nói rằng các chính phủ và ngân hàng trung ương phải phản ứng ngay với một cú sốc giảm phát như vậy bằng cách bơm tiền vào hệ thống ngân hàng.
Sự thận trọng của các nhà lãnh đạo Nhật Bản - những người đã đợi đến tận năm 1999 trước khi sử dụng tiền đóng thuế của người dân để giải cứu các ngân hàng – đã khiến nền kinh tế của họ phải trả giá đắt. Cho vay giảm mạnh, thất nghiệp gấp hơn 2 lần lên mức 5,5%, và Nhật Bản đã phải trải qua 3 đợt suy thoái kể từ năm 1990 đến 2002. Từ năm 1997 đến 2007, giá tiêu dùng đã giảm 2,2%. Còn tại Mỹ, giá đã tăng 29% trong cùng giai đoạn đó.
Khi thị trường tín dụng bắt đầu tăng lên vào tháng 8/2007, Bernanke đã thiết lập một nguồn vốn vay khẩn cấp trị giá 1,4 nghìn tỷ USD cho các tổ chức tài chính. Bây giờ Fed chi biết nó đang tăng gấp đôi các khoản vay cho các ngân hàng thương mại lên mức 900 tỷ USD.
Ngân hàng ECB và Ngân hàng Anh cũng thiết lập một cái dây an toàn tương tự.
Hôm 3/10, Tổng thống George W. Bush đã ký một đạo luật đồng ý kế hoạch giải cứu ngân hàng trị gía 700 tỷ USD của Bộ trưởng tài chính Henry Paulson.
“Phương sách cuối cùng”
Ông Kraemer của Commerzbank cho rằng Fed có lẽ sẽ xem xét đơn giản các yêu cầu về thế chấp hơn nữa và việc mua trái phiếu chính phủ như là một “phương sách cuối cùng”.
Kraemer cho rằng sự suy giảm về lạm phát có vẻ đúng hơn là giảm phát. Việc tăng mạnh giá hàng hoá đầu năm nay khiến lạm phát ở Mỹ, châu Á, Âu tăng mức mạnh nhất trong vòng ít nhất 1 thập kỷ qua. Các chiến lược gia cũng chỉ ra rằng chiến lược giải cứu của Paulson làm rủi ro tăng thêm.
Chỉ số giá tiêu dùng của Nhật, trừ lương thực, tăng 2,4% trong tháng 8, còn tỷ lệ này ở Mỹ tăng 2,5%.
Sức ép giảm phát đang gia tăng tại Mỹ và những phần khác còn lại của nền kinh tế thế giới. Tại Anh, giá nhà đã giảm 12,4% trong năm qua.
Hậu quả của giảm phát
“Mối rủi ro chúng ta phải cẩn thận không được đánh giá thấp là những hậu quả của giảm phát do khủng hoảng tín dụng,” Thống đốc Ngân hàng Anh, ông John Gieve nói.
Tại Mỹ, giá mà các nhà sản xuất trả cho nguyên vật liệu tháng trước đã giảm nhiều nhất kể từ ít nhất là năm 1948.
Tỷ lệ hoà vốn đối với trái phiếu kho bạc 10 năm, thước đo kỳ vọng giá cả, của Mỹ giảm 1,4% từ mức 2,6% của tháng 7. Nhật Bản là nước duy nhất có thị trường trái phiếu ngụ ý tỷ lệ lạm phát thấp hơn ở Mỹ.
Tất cả những điều này có thể sẽ khiến Fed nốilại việc cắt giảm lãi suất, Robert Dye, một kinh tế gia cao cấp tại PNC Financial Services Group nói.
-
Trung Nghĩa (Theo Bloomberg, Times, NYT)