221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1116264
Suy thoái toàn cầu: khó trị tận gốc
1
Article
null
Suy thoái toàn cầu: khó trị tận gốc
,

Nhà đầu tư Marc Faber, người đã dự đoán cuộc đại khủng hoảng thị trường chứng khoán năm 1987, cho rằng việc phối hợp cắt giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương bao gồm cả Cục dự trữ Liên bang Mỹ nhằm làm giảm những tác động kinh tế của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ không thể ngăn chặn được đà giảm giá của cổ phiếu trên toàn thế giới. 

Người dân Mỹ đã tổ chức những cuộc tuần hành qua thị trường Phố Wall - trái tim tài chính thế giới - cũng như qua các trung tâm tài chính đầu não của Mỹ để phản đối kế hoạch giải cứu thị trường của chính phủ. (Ảnh: AP)

Theo Faber, “Lãi suất thấp giả tạo” khuyến khích người tiêu dùng và các ngân hàng bạo chi là nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng tín dụng mà hệ quả của nó là sự sụp đổ của ngân hàng Bear Stearns Cos. và Lehman Brothers Holdings Inc.

Faber hiện quản lý một quỹ đầu tư trị giá 300 triệu USD cho biết việc cắt giảm lãi suất không giúp ích gì nhiều. Ở chừng mực nào đó, nó có thể giúp giảm đà suy thoái nhưng sẽ làm vấn đề tồi tệ hơn.

Cục dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Ngân hàng trung ương các nước Anh, Canada và Thụy Điển đồng loạt cắt giảm mức lãi suất 0.5% nhằm hâm nóng thị trường tín dụng toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tín dụng sâu rộng đã làm mất giá cổ phiếu toàn cầu, khiến chỉ số MSCI World Index giảm 35% từ đầu năm đến nay.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản chưa cắt giảm lãi suất nhưng ủng hộ hành động này. Thụy Sỹ và Trung Quốc cũng đã giảm lãi suất.

Quyết định cắt giảm lãi suất đồng loạt được đưa ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm. Các chỉ số chứng khoán của Mỹ đã giảm mức lớn nhất trong năm kể từ năm 1937. Chỉ số chứng khoán của Nhật Bản cũng có mức giảm lớn nhất trong một ngày trong vòng hai thập kỉ trở lại đây.

Các nhà hoạch định chính sách đang nỗ lực hâm nóng thị trường tín dụng sau khi lãi suất liên ngân hàng ở thị trường London cao gấp đôi lãi suất cơ bản của FED trong vòng 2 tuần lễ, một mức tăng kỷ lục.

Các nhà hoạch định chính sách cắt giảm lãi suất khi các nền kinh tế trên thế giới đang yếu đi. Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cho biết kinh tế toàn cầu sẽ đi vào suy thoái vào năm 2009 và tăng mức dự báo về thiệt hại từ cuộc khủng hoảng tài chính lên 1,4 nghìn tỷ USD.

Cục dự trữ FED cắt giảm lãi suất xuống 1.5%, mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2004. Lãi suất thấp đối với các khoản tiền gửi khiến người tiêu dùng đầu tư vào các lĩnh vực lợi nhuận cao hơn như cổ phiếu, bất động sản và hàng tiêu dùng, Faber nói.

Ông cho biết “Nếu các ngân hàng trung ương trên thế giới duy trì mức lãi suất mà nó khuyến khích tiết kiệm thì chúng ta sẽ không phải đương đầu với những vấn đề hôm nay.”

Faber đã kêu gọi các nhà đầu tư bán cổ phiếu của Mỹ một tuần trước khi thị trường chứng khoán lâm vào đại khủng hoảng 1987, thường được gọi là “Ngày thứ hai đen tối”, và khuyến nghị họ mua vàng vào lúc bắt đầu của chặng đường hồi phục trong 6 năm.

  •  Nhật Vy (Theo Bloomberg, AP, Times)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,