221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1120613
EU kiến nghị biện pháp mới chống khủng hoảng tài chính
1
Article
null
EU kiến nghị biện pháp mới chống khủng hoảng tài chính
,

Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Âu (EC) hôm nay (23/10) kêu gọi phối hợp ở mức chưa từng có trên toàn cầu để đối phó với khủng hoảng tài chính vì mô hình giám sát hiện nay cần được cải tổ ở cấp quốc tế.

Chủ tịch EC Jose Barroso (Ảnh: AP)

Bất ổn kinh tế sẽ là vấn đề chủ chốt được thảo luận tại hội nghị Á- Âu (ASEM) gồm 43 nước, sẽ khai mạc tại Bắc Kinh vào 24/10, Chủ tịch EC Jose Barroso cho biết tại một buổi họp báo diễn ra tại trụ sở của Liên minh châu Âu (EU) tại Bắc Kinh.

Lãnh đạo các nước hy vọng, hội nghị thượng đỉnh ASEM sẽ giúp xây dựng sự đồng lòng về phản ứng đối với cuộc khủng hoảng trước khi hội nghị thượng đỉnh tài chính toàn cầu đầu tiên diễn ra tại Mỹ vào ngày 15/11 tại Washington.

"Chúng ta cần một phản ứng có sự phối hợp toàn cầu để cải tổ hệ thống tài chính thế giới. Chúng ta đang sống trong một thời đại chưa từng có và chúng ta cũng cần sự phối hợp toàn cầu ở mức tương đương. Điều đó rất đơn giản. Chúng ta cùng bơi hoặc chúng ta cùng chìm".

Dù không vạch ra một đề xuất cụ thể nào, cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha tuyên bố, cần có một giải pháp dựa trên các nguyên tắc minh bạch, có trách nhiệm, giám sát xuyên biên giới và quản lý toàn cầu.

"Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tồi tệ nhất trong 7 thập niên đã chỉ ra nhu cầu cần phải cải tổ mạnh hệ thống tài chính thế giới", ông Barroso nói. "Những sự kiện mới nhất đã chỉ rõ là mô hình quản lý và giám sát tài chính hiện nay cần cải tổ ở cấp quốc tế. Chúng ta cũng cần có cả sự hợp tác của châu Á. Sự sụp đổ của thị trường nhà đất Mỹ làm đóng băng thị trường tín dụng ở Mỹ và trên thế giới, tác động mạnh tới sự tăng trưởng kinh tế".

Những hành động quyết liệt của Cục Dự trữ liên bang và chính phủ Mỹ cũng chưa xoay chuyển được tình hình, các doanh nghiệp vẫn ngại ngần khi thuê và thúc đẩy đầu tư vốn. Bất ổn đã lan sang ngành tài chính EU và xâm nhập vào xu thế kinh tế, làm tốc độ tăng trưởng tụt dốc và khiến khối này phải đổ ra 2,3 nghìn tỷ để bảo đảm cũng như thực thi các biện pháp khẩn cấp để cứu hệ thống ngân hàng.

Dù các nền kinh tế ở châu Á không bị tác động trực tiếp bởi cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp thứ cấp đang hoành hành ở Mỹ và châu Âu thì khu vực này có nhiều khả năng sẽ chứng kiến sự suy giảm về xuất khẩu và đầu tư nước ngoài.

  • Hoài Linh (Theo AP)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,