221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1127653
Các cường quốc đối mặt với nguy cơ đổ vỡ mới
1
Article
null
Các cường quốc đối mặt với nguy cơ đổ vỡ mới
,

Trong lúc thị trường tài chính vẫn đang ngổn ngang thì lại thêm một đòn nặng nề giáng vào các nền kinh tế hàng đầu thế giới, khi các ngành công nghiệp chủ chốt của các cường quốc công nghiệp đã bắt đầu ngấm đòn.

Hiện có nhiều dự báo về các ngành công nghiệp chủ chốt của các cường quốc và đáng lưu ý là các dự báo không loại trừ khả năng sụp đổ của công nghiệp ôtô và một khi ngành công nghiệp ôtô sụp đổ sẽ tác động xấu tới nền kinh tế.

Khủng hoảng nghiêm trọng từ trái tim công nghiệp ôtô...

General Motors - cánh chim đầu đàn của ngành công nghiệp ôtô Mỹ - đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng nhất trong lịch sử 100 năm của mình, thậm chí nguy cơ phá sản là rất lớn.

Soạn: AM 812583 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Trụ sở của GM ở Detroit, Mỹ. Ảnh Reuters.

Trong quý 3 vừa qua, GM đã thua lỗ 2,5 tỉ USD và lượng tiền mặt dự trữ của ông lớn này đã giảm đáng kể từ trên 21 tỉ xuống còn 15 tỉ USD. Hiện tại, GM chỉ còn một lượng tiền mặt đủ dùng cho đến thời điểm giữa năm 2009.

Nếu không được hỗ trợ về mặt tài chính thì việc GM có tên trong danh sách những công ty bị phá sản sẽ không có gì lạ. Nhà sản xuất ôtô lớn nhất nước Mỹ General Motors phá sản là một thảm hoạ đối với toàn bộ nền kinh tế Mỹ.

Mặc dù chính phủ Mỹ đã thông qua khoản hỗ trợ 25 tỉ USD cho ngành công nghiệp ôtô nước này nhưng đến thời điểm hiện tại tiền vẫn chưa chảy vào túi các nhà sản xuất ôtô.

Trung tâm nghiên cứu ô tô tại Ann Arbor, bang Michigan (Mỹ), vừa công bố một báo cáo cảnh báo rằng nếu các tập đoàn sản xuất ô tô ở Detroit (Mỹ) thu hẹp hơn nữa sản xuất hoặc bị sụp đổ, đồng nghĩa với gần 3 triệu việc làm bị mất đi, thì nền kinh tế Mỹ sẽ bị giáng một đòn nặng nề.

Nếu cả 3 tập đoàn ô tô, gồm General Motor, Ford Motor và Chrysler LLC ở Detroit ngừng hoạt động thì Mỹ sẽ mất 2,95 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp ngay trong năm đầu tiên. Chính phủ liên bang và các chính quyền bang sẽ mất ít nhất 156,4 tỷ USD thuế trong 3 năm đầu.

Còn nếu các tập đoàn này cắt giảm 50% sản lượng và việc làm để thích ứng với tình hình khó khăn hiện nay thì 2,46 triệu người sẽ bị mất việc ngay lập tức và nguồn thu thuế bị thiệt hại 108 tỷ USD trong vòng 3 năm.

Những khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra.

Nghiên cứu trên cũng cho rằng, chính phủ của Tổng thống mới đắc cử Barack Obama cần hành động kiên quyết để tăng cường trợ giúp tài chính cho ngành công nghiệp ô tô trong nước.

Soạn: HA 956361 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Chrysler Group’s Tom LaSorda (trái), Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc General Motors Rick Wagoner (giữa) và Tổng giám đốc Ford Alan Mulally (phải). Ảnh AP.


... sang tận bên kia bờ đại dương

Nhìn sang đối tác thân quen nhất của Mỹ bên kia bờ đại dương, ở Nhật, ngành sản xuất ôtô gặp khó khăn và cũng đang tác động tới cả nền kinh tế...

Lợi nhuận của 6 trong số 8 hãng sản xuất ô tô lớn của Nhật Bản đã sụt giảm trong 6 tháng đầu tài khóa 2008. Dự kiến, trong 6 tháng còn lại, tình hình còn khó khăn hơn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu và đồng yên cao giá. Ngoại trừ Fujitsu, 7 công ty còn lại đều đã điều chỉnh chỉ tiêu kinh doanh.

Việc ngành công nghiệp ô tô, đầu tàu của nền kinh tế Nhật Bản, gặp khó khăn đã tác động mạnh tới cả nền kinh tế này. Hàng loạt các công ty sản xuất vật liệu và linh kiện cho ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản cũng bị vướng vào vòng khó khăn, có thể dẫn tới việc cắt giảm lao động trên diện rộng.

Giám đốc một công ty sản xuất phanh ô tô tại tỉnh Aichi cho biết Toyota gặp khó khăn sẽ kéo theo hàng loạt công ty khốn đốn. Nỗ lực giảm giá thành cũng chỉ có hạn, nếu với giá thành hiện nay mà thị trường không phục hồi thì công ty này có thể phải đóng cửa.

Khủng hoảng tài chính khiến thị trường ô tô Bắc Mỹ gần như rơi vào tình trạng đóng băng. Từ giữa năm 2008, xuất khẩu của Toyota vào thị trường Mỹ giảm.
 

Soạn: HA 1031075 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Công nghiệp ôtô Nhật cũng gặp khó. Ảnh Serious Wheels.

Hệ luỵ của nó là số đơn đặt hàng của Toyota đối với các công ty cung ứng vật liệu và linh kiện giảm từ 20-30%. Số đơn đặt hàng giảm quá mạnh và nhanh khiến các công ty con không kịp điều chỉnh nhân sự, dẫn tới thua lỗ.

Tác động của ngành công nghiệp ô tô tới ngành sản xuất thép và kính là dễ nhận thấy nhất. 4 công ty cán thép lớn nhất Nhật Bản đã phải tuyên bố giảm sản lượng thép thô. Quy mô giảm sản lượng thép lần này có thể lên tới 1,8 triệu tấn.

Quá trình cơ cấu nhân sự, cắt giảm nhân viên bắt đầu được tiến hành mạnh hơn, đặc biệt là đối với những nhân viên không chính thức. Từ cuối tháng 6/08, Toyota đã ngừng ký mới hợp đồng với những lao động có thời hạn. Dự kiến đến tháng 3/09, số lao động hợp đồng có thời hạn của Toyota sẽ chỉ còn 3.000 người, giảm 60% so với 8.800 người hồi tháng 3/08.

Tình trạng cắt giảm lao động cũng đã diễn ra tại Nissan, trong khi Matsuda đang tính toán kế hoạch cắt giảm nhân lực. Công ty Denso, nhà cung cấp linh kiện lớn nhất cho ngành công nghịêp ô tô, cũng đã cắt giảm 10% lao động trong thời gian từ tháng 4-9/08.

Như vậy, ngoài mối lo về việc thị trường tài chính vẫn đang ngổn ngang thì việc các ngành công nghiệp chủ chốt của các cường quốc công nghiệp đã bắt đầu ngấm đòn lại đang là một nguy cơ đáng sợ nữa, có thể giáng thêm một đòn nặng nề vào các nền kinh tế hàng đầu thế giới.

  • Nhật Vy (Theo Times, NewsWeeks, BusinessWeeks)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,