221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1129669
Cuộc khủng hoảng toàn cầu mang nhãn hiệu "Made in USA"
1
Article
null
Cuộc khủng hoảng toàn cầu mang nhãn hiệu 'Made in USA'
,

Thế giới đang lún sâu vào một cuộc khủng hoảng toàn cầu và toàn diện. Đây là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong vòng 1/4 thế kỷ trở lại đây, mà cũng có thể là tình trạng bất ổn nhất kể từ Đại khủng hoảng.

VietNamNet giới thiệu bài viết của Nhà kinh tế học Mỹ, Giáo sư Joseph E.Stiglitz, người đã được giải Nobel Kinh tế 2001, đăng trên tờ Project Syndicate, 2008.

Được sản sinh từ Mỹ

Cuộc khủng hoảng này có thể được gọi dưới cái tên "được sản xuất từ Mỹ", xét trên nhiều khía cạnh và ở nhiều nghĩa khác nhau.

Mỹ đã xuất khẩu món nợ dưới chuẩn độc hại của mình đi khắp thế giới, dưới dạng các loại giấy tờ có giá được đảm bảo bằng tài sản. Mỹ đã xuất khẩu triết lý kinh tế thị trường tự do ở mức mà ngay cả vị "tu sỹ" cao cấp nhất của trường phái đó là Alan Greenspan giờ cũng phải thừa nhận là sai lầm.

 

Dân chúng đã tổ chức những cuộc tuần hành qua thị trường Phố Wall khi tác động của khủng hoảng tài chính bắt đầu ảnh hưởng tới cuộc sống. (Ảnh: AP)

Mỹ đã xuất khẩu một thứ văn hoá doanh nghiệp vô trách nhiệm đối với xã hội mà rõ nhất là việc mua bán quyền chọn cổ phiếu một cách thiếu minh bạch, thứ văn hoá đã khuyến khích người ta làm sai lệch sổ sách kế toán doanh nghiệp, mà đỉnh điểm là những vụ scandal như Enron hay Worldcom mấy năm trước đây.

Và cuối cùng, Mỹ đã xuất khẩu cả sự suy thoái kinh tế đi bốn phương.

Chính quyền Bush cuối cùng đã phải quay về bắt tay vào làm những điều mà trước đây các kinh tế gia đã nhiều phen thúc giục: Tạo thêm thanh khoản cho các ngân hàng. Tuy nhiên, đi vào chi tiết thì lúc nào cũng vấp phải những trở ngại.

Bộ trưởng Tài chính Henry Paulson có thể thành công với ý tưởng này, song sẽ còn phải minh chứng rất nhiều, rằng liệu các ngân hàng được tái cấp vốn theo cách bơm tiền như thế có thể khôi phục lại hoạt động cho vay truyền thống và qua đó vực dậy nền kinh tế đang suy thoái hay không.

 

TIN LIÊN QUAN

Quan trọng nhất là các điều kiện mà ông Paulson đạt được để bơm vốn cho các nhà băng có vẻ kém cỏi hơn nhiều so với những gì mà Thủ tướng Anh Gordon Brown có được cho cùng một vấn đề. Giá cổ phiếu ở Anh đã tăng sau quyết định của Thủ tướng Gordon Brown cho thấy rõ điều đó.

Một lý do cần quan tâm đối với những người đóng thuế của Mỹ là việc nợ quốc gia xấu đi với gói giải pháp của Chính phủ trong việc bơm vốn cho ngân hàng. Trước khi có kế hoạch thì nợ quốc gia của Mỹ vốn cũng đã nặng nề, khi tăng từ mức 5.700 tỷ USD vào năm 2001 lên tới hơn 9.000 tỷ USD năm nay.

Thâm hụt ngân sách 2008 sẽ lên mức khoảng 500 tỷ USD, năm sau dự kiến sẽ còn nhiều hơn nữa, khi mà kinh tế Mỹ tiếp tục đi xuống như thế này.

Nước Mỹ cần một gói kích thích cực lớn. Nhưng phe bảo thủ ở Phố Wall - những người đã góp phần tạo nên cuộc khủng hoảng tài chính hôm nay - không hề quan tâm tới việc cần phải giảm bớt thâm hụt ngân sách.

Giờ thì cuộc khủng hoảng đã lan rộng, và có thể nhìn thấy trước, rằng nó còn lan toả và hoành hành mạnh ở các nền kinh tế mới nổi và ít phát triển - những nền kinh tế mà sức đề kháng kém hơn.

Thật đáng để lưu tâm, rằng nước Mỹ - tâm bão tài chính - sẽ vẫn là nơi trú ẩn an toàn nhất đối với những người cầm tiền trong bối cảnh này. Có thể đảm bảo một điều rằng những gì mà Chính phủ Mỹ đảm bảo cho giới tài chính luôn chắc chắn hơn một đảm bảo tương tự từ một nước thuộc thế giới thứ 3.

Khi nước Mỹ dùng tới cả tiền tiết kiệm của thế giới để giải quyết vấn đề khủng hoảng của mình, rõ ràng khủng hoảng sẽ lan rộng và tăng cấp. Thương mại, thu nhập quốc dân của mỗi nước, rồi giá nguyên vật liệu đầu vào... sẽ chịu tác động tiêu cực và tệ hại thay cho các các nền kinh tế mới nổi và ít phát triển - đó lại là thế mạnh tạo tăng trưởng của họ.

Nói cách khác, thế mạnh tạo tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi và ít phát triển đang và sẽ bị cuộc khủng hoảng "được sản xuất từ Mỹ" ăn mòn tệ hại, đặc biệt là các nền kinh tế có quan hệ thương mại, đầu tư gần gũi với Hoa Kỳ.

Tuy nhiên những nước chưa tự do hoá dòng vốn hoàn toàn, như Trung Quốc chẳng hạn, sẽ đỡ bị tác động hơn vì họ không bị cuốn theo từng cú ra chiêu của ông Henry Paulson ở Mỹ.

Cần một Bretton Woods mới 

Nhiều nước đã phải viện tới sự giúp đỡ không lấy gì làm dễ chịu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dù biết rằng đi kèm gói trợ cứu tài chính luôn là những gì đó tương tự như mất công bằng trên trường quốc tế.

 

Thế giới cần một định chế tài chính mới. (Ảnh: Corbis)

Bởi trong khi các nước phát triển cố tạo ảnh hưởng, ghi dấu ấn riêng vào IMF và các chính sách của định chế này, thì các nước viện tới sự trợ giúp của IMF lại phải áp dụng các chính sách ấy..

10 năm trước đây, thời điểm của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, đã có nhiều cuộc thảo luận bàn về việc tái cấu trúc lại hệ thống tài chính toàn cầu. Hầu như chỉ bàn bạc mà làm được thì rất ít - hay gần như không có gì cả.

Vào thời điểm đó, nhiều người nghĩ một cách tiếp cận nửa vời như vậy chỉ là một nỗ lực tượng trưng của mong muốn cải tổ mà thôi. Những ai vẫn sống tốt dưới hệ thống tài chính hiện thời không có nhu cầu đó, và thế là chưa đạt được đồng thuận để cải tổ.

Hiện nay, để điều đó không thể tái diễn, cần phải có một hệ thống tài chính “Bretton Woods” mới. Định chế cũ đã thừa nhận là họ có nhu cầu phải cải tổ, song các bước đi để thực hiện thì chỉ mang tính hình thức, với tốc độ ì ạch. Họ đã không làm được nhiều để ngăn ngừa không cho xảy ra những cuộc khủng hoảng như hiện nay.

Và ngay cả khi nó xảy ra rồi thì vẫn còn đó những nghi ngờ về hiệu quả của các động thái phản ứng của họ để giải quyết khủng hoảng.

Thế giới phải mất 15 năm và một cuộc đại chiến mới có thể cùng nhau chỉ ra được sự yếu kém của hệ thống tài chính yếu ớt đã góp phần lớn tạo nên cuộc Đại khủng hoảng khi xưa.

Hy vọng rằng lần này không phải mất nhiều đến thế một lần nữa để có thể chỉ ra được sự yếu kém của hệ thống tài chính yếu ớt đã gây nên cuộc khủng hoảng tài chính lần này, bởi cái giá như vậy là quá đắt.

Tuy vậy, trong khi Mỹ và Anh thống trị hệ thống tài chính “Bretton Woods” thì thế giới ngày nay đã có những dấu ấn riêng mới. Hệ thống tài chính “Bretton Woods” cũ đã chứng tỏ học thuyết của nó không còn phù hợp với không chỉ các các nền kinh tế mới nổi và ít phát triển, mà còn thiếu phù hợp với chính các trung tâm tài chính của thế giới tư bản.

  • Nhật Vy (theo Project Syndicate)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,