221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1133245
Khủng bố ở Ấn Độ: Một mũi tên trúng hai đích
1
Article
null
Khủng bố ở Ấn Độ: Một mũi tên trúng hai đích
,

Các cuộc tấn công ở Ấn Độ là một hành động khủng bố quy mô lớn do một nhóm những kẻ đánh bom liều chết được huấn luyện kỹ càng tiến hành với mục tiêu gây bất ổn không chỉ ở Ấn Độ mà còn cả toàn khu vực. 

Khủng bố tấn công Ấn Độ (Ảnh Rian)

Hành động khủng bố này nhằm phô diễn sức mạnh. Mục đích của bọn chúng là đe dọa xã hội và nhà chức trách Ấn Độ. Các vụ đánh bom ở Mumbai (Bombay) được tiến hành theo quy luật của chiến tranh du kích đô thị và nhằm vào nhiều mục tiêu cùng một lúc. Vì lý do này, cuộc tấn công ban đầu chắc chắn thành công mặc dù vẫn chưa rõ đa số thủ phạm sẽ chết hay bị bắt trong một hoặc hai ngày tới.

Những kẻ hoạch định các vụ khủng bố mới nhất ở Mumbai muốn thế giới biết tên của một Bin Laden mới và tổ chức của kẻ này. Tội ác hôm 27/11 ở Mumbai do nhóm Deccan hay Ấn Độ Mujaheddin tiến hành.

Mục tiêu khủng bố là những địa điểm nổi tiếng nhất ở Mumbai, như thể là bọn khủng bố đang đi theo một hướng dẫn viên vậy. Nhà ga Victoria cũ, một kiệt tác của kiến trúc thời thuộc địa, trông giống như một nhà thờ khổng lồ hay lâu đài Doge ở Venice. Taj Mahal là một trong những khách sạn nổi tiếng của thế giới. Mumbai là một thành phố 15 triệu dân với mọi sắc tộc và tôn giáo. Hơn nữa, trung tâm tài chính quốc gia này còn quan trọng đối với Ấn Độ hơn cả New Delhi. Do vậy, hoàn toàn có thể hiểu được khi Mumbai trở thành mục tiêu.

Yếu tố nước ngoài

Giới phân tích nói rằng các vụ tấn công khủng bố tuần này vượt xa các vụ khủng bố do các nhóm trong nước tiến hành trước đây về độ phức tạp, số người liên quan và sự thành công trong mục tiêu ban đầu (nghĩa là gieo rắc sự sợ hãi).

’’Đây là một mốc mới đầy kinh hoàng trong cuộc thánh chiến toàn cầu. Không một nhóm khủng bố Ấn Độ bản địa nào lại có khả năng này. Mục tiêu là phá hoại biểu tượng phục hưng kinh tế của Ấn Độ, phá hoại lòng tin của các nhà đầu tư và kích động một cuộc khủng hoảng Ấn Độ Pakistan’’, Bruce Riedel, một nhà phân tích trước đây từng làm việc cho CIA và Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ, đồng thời là tác giả của cuốn ’’Truy tìm al-Qaeda’’, nói.

Hành động khủng bố lớn này sẽ chỉ làm ngạc nhiên những người không theo dõi các diễn biến ở Ấn Độ. Có một làn sóng các vụ đánh bom tại những nơi đông người ở quốc gia này kể từ tháng 5 tới nay. Phản ứng của cảnh sát khá hiệu quả. Tháng 9 vừa qua, nhóm Ấn Độ Mujaheddin  - những kẻ đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công mới nhất tại Mumbai - đã cảnh báo sẽ báo thù cho những chiến dịch truy quét thành công mà các lực lượng chống khủng bố tại Mumbai tiến hành.

Số người thiệt mạng trong các vụ khủng bố 27/11 không phải là kỷ lục ở Ấn Độ. Tháng 3/1993, 13 vụ nổ bom đồng loạt đã làm 257 người thiệt mạng và 1.100 người bị thương tại Mumbai. Tháng 7/2006, 200 người chết trong một loạt vụ đánh bom tàu hỏa và các nhà ga. Lại một lần nữa, cảnh sát tìm được thủ phạm. Những kẻ trốn thoát đã trả đũa. Tiện thể, bọn khủng bố đòi phóng thích những tù nhân đã bị bắt giữ do các cuộc tấn công trước đây

Hành động khủng bố 27/11 có một đặc trưng nước ngoài. Có thông báo rằng một số kẻ khủng bố đã tới Mumbai trên những chiếc thuyền máy (đa số các khách sạn ở Mumbai nằm trên bờ biển) và một số kẻ có tóc xoăn. Liệu những kẻ này có liên quan tới Somalia, nơi các tàu chiến Ấn Độ đang tham gia vào các chiến dịch chống hải tặc Somalia? Khả năng này là có thể vì Mumbai là một căn cứ hải quân của Ấn Độ song còn quá sớm để khẳng định bất kỳ điều gì. Ấn Độ và thế giới sẽ phải mất nhiều ngày mới xác định được chính xác điều gì đã xảy ra.

Các quan chức ở Ấn Độ, Mỹ và châu Ây nói rằng thủ phạm có lẽ bao gồm các mạng lưới khủng bố Hồi giáo nằm ở Pakistan. Những mạng lưới này trong quá khứ đã nhận được sự trợ giúp từ các cơ quan tình báo Pakistan.

Không ít nhà phân tích và quan chức cho rằng vụ tấn công mang dấu ấn của Lashkar-i-Taiba và Jaish-i-Muhammad, hai mạng lưới Hồi giáo cực đoan từ Pakistan. Hai nhóm này đã tiến hành khủng bố ở Ấn Độ trước đây và đã tiến hành một chiến dịch bạo lực kéo dài tại vùng lãnh thổ Kashir tranh chấp, nơi Ấn Độ và Pakistan tranh giành trong 6 thập kỷ qua. Gốc rễ của cuộc xung đột kéo dài này là tôn giáo: Đa số dân Ấn Độ là Hindu trong khu hầu hết dân Pakistan là Hồi giáo. 

Một số chuyên gia cho rằng vụ khủng bố này mang dấu ấn al-Qaeda vì nó liên quan tới nhiều cuộc tấn công đồng thời, nhằm vào người nước ngoài. Tuy nhiên, những người khác lại hoài nghi, cho rằng al-Qaeda dựa vào những kẻ đánh bom liều chết, chứ không phải các tay súng. Hơn nữa, al-Qaeda không có tổ chức ở Ấn Độ.

Sai lầm của Mỹ?

Chắc chắn sẽ có những so sánh vụ 27/11 với các vụ tấn công khủng bố 11/9 và phản ứng của Mỹ. Ở trong nước, Mỹ đã tiến hành nhiều biện pháp hiệu quả, với những chi phí khổng lồ. Ở nước ngoài, Mỹ đã tấn công và chiếm đóng Afghanistan - nguồn gốc của mối đe dọa khủng bố. Tuy nhiên, sau đó, tài nguyên của cường quốc quân sự mạnh nhất thế giới này không đủ để kiểm soát hoàn toàn Afghanistan cũng như các vùng lãnh thổ lân cận của Pakistan. Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu việc hoạch định cuộc tấn công khủng bố Mumbai diễn ra ở Pakistan hoặc Afghanistan.

Mọi biện pháp của Mỹ và các đồng minh ít liên quan tới chống khủng bố trong khu vực. Washington đã tìm cách lợi dụng làn sóng ủng hộ của dân chúng để đạt một mục tiêu hoàn toàn khác, đó là khẳng định vị thế bá quyền toàn cầu. Mỹ chiếm đóng Iraq, quốc gia chẳng liên quan tới khủng bố và bắt đầu tiến hành một chương trình đưa các giá trị Mỹ một cách vô hình vào toàn bộ thế giới Hồi giáo này song nỗ lực đó đã không đạt được hiệu quả như mong muốn. Hậu quả là Mỹ đang rơi vào khủng hoảng và ảnh hưởng bị suy giảm trong khi những kẻ khủng bố Hồi giáo tiếp tục làm công việc của chúng.

Rõ ràng chẳng một ai sẽ lặp lại sai lầm của Mỹ. Liệu Ấn Độ có thể hoạch định chiếm đóng Pakistan bằng vũ khí hạt nhân? Liệu Ấn Độ có định chiếm đóng Afghanistan hay Somalia? Đừng quên rằng giống như Nga, Ấn Độ một phần nào đó cũng là một quốc gia Hồi giáo, có nhiều người Hồi giáo hơn cả Pakistan. Do vậy, Ấn Độ sẽ phải vạch ra một chiến lược chống khủng bố, một việc mà Mỹ đã không làm.

Chiến lược này không nên bó hẹp ở trong nước. Rốt cuộc thì những sự kiện xảy ra trong vài tháng qua cho thấy Ấn Độ nằm trong số những quốc gia hàng đầu của thế giới, giống như Trung Quốc và một số nước khác. Vì lý do này, không thể phớt lờ tội ác ở Mumbai.

Không thể xây dựng lại liên minh chống khủng bố của thế giới trên một cơ sở mới. Trong năm 2001, Ấn Độ đã tìm cách nhắc thế giới rằng New York không chỉ là mục tiêu duy nhất và gốc rễ của khủng bố thế giới nằm trên các đường biên giới của Ấn Độ. Tuy nhiên, những cảnh báo đó đã không được lắng nghe. Lần này, có lẽ mọi việc sẽ khác đi.

Nguội lạnh quan hệ Ấn Độ -Pakistan

Các vụ tấn công khủng bố ở Mumbai còn đe dọa làm xấu đi các mối quan hệ đang ấm dần lên giữa Ấn Độ và Pakistan, trong bối cảnh phương Tây đang tìm cách thuyết phục Islamabad tập trung vào việc tiêu diệt al-Qaeda và Taliban đang ẩn náu ở khu vực gần biên giới với Afghanistan.

Ấn Độ không loại trừ Pakistan liên quan tới các vụ tấn công trên. Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh hôm 27/11 nói rằng các chiến binh ở ngoài Ấn Độ là thủ phạm. Ở Pakistan, tuyên bố này được hiểu rộng rãi là một lời cáo buộc Pakistan dính líu.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan là Ahmed Mukhtar nói rằng ’’không nên đổ lỗi cho Pakistan như trong quá khứ’’ vì Pakistan không dính líu tới những hành động đẫm máu này’’. Hôm 28/11, Thủ tướng Pakistan Gilani đã gọi điện cho người đồng cấp Ấn Độ và cam kết chính phủ của ông ủng hộ hoàn toàn cuộc chiến chung chống lại chủ nghĩa cực đoan và khủng bố.

Quan hệ xấu đi giữa Pakistan và Ấn Độ sẽ làm cho chính sách ngoại giao của Mỹ trong khu vực thêm phức tạp. Tổng thống Mỹ mới đắc cử là Obama đã nói rằng bình thường hóa quan hệ giữa hai nước láng giềng Nam Á này sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chính sách ổn định Afghanistan cũng như đánh bại al-Qaeda trong khu vực.

  • Minh Sơn (theo RIA, NYT, Reuters)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,