221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1140850
Top 10 câu chuyện tin tức nổi bật năm 2008
1
Article
null
Top 10 câu chuyện tin tức nổi bật năm 2008
,
Khủng hoảng kinh tế, Obama trở thành Tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ, cơn bão melamine, hải tặc Somalia hoành hành... Đó là top 10 những câu chuyện tin tức mà Tạp chí Time bình chọn. VietNamNet xin giới thiệu 10 câu chuyện tin tức hàng đầu này.

1. Khủng hoảng tài chính Mỹ

Khủng hoảng kinh tế đồng nghĩa với nhiều người thất nghiệp (Ảnh: Getty)

Những đám mây đen đã giăng trên nền kinh tế Mỹ trong gần hết năm 2008 song mãi cho tới ngày 13/9, một cơn bão dường như mới nổi lên. Hoàn toàn bất ngờ khi nghe tin Lehman Brothers, một trong những trụ cột của ngành ngân hàng đầu tư tại Mỹ, đứng trên bờ vực phá sản.

Sự sống còn của công ty này phụ thuộc vào sự ra tay cứu giúp của Bank of America (BA). Tuy nhiên, BA lại mua Merrill Lynch và Lehman gục ngã. Cùng lúc, Tập đoàn bảo hiểm AIG tuyên bố gặp nhiều khó khăn tới mức cần nhận được sự trợ giúp. Giờ thì nhiều công ty nữa cũng tuyên bố các khó khăn tương tự.

Thời kỳ tồi tệ đã bắt đầu và người Mỹ có thể cảm nhận điều đó qua giá trị của căn nhà, việc làm, trợ cấp cho các trường học, thẻ tín dụng, và đương nhiên là cả trong ngành ôtô, xây dựng, bán lẻ, nói chung là toàn nền kinh tế. Ngày thứ bảy, 13/9/2008 đánh dấu sự khởi đầu của một loạt các tin xấu về kinh tế Mỹ. Khủng hoảng tài chính Mỹ đã tác động và lây lan toàn cầu.

2. Barack Obama đắc cử Tổng thống Mỹ

Barack Obama và phu nhân (Ảnh: AFP)

Việc bầu một chính trị gia da màu làm Tổng thống Mỹ đã đánh dấu sự chuyển biến chính trị mang tính thế hệ, và là một chặng đường mang tính sử thi, không chỉ bởi những rào cản sắc tộc bị đạp đổ mà còn bởi sự khéo léo và óc sáng tạo trong chiến dịch vận động tranh cử.

Trung tâm của chiến dịch vận động là một Barack Obama bình tĩnh và tự tin, bỏ xa các đối thủ nặng ký và luôn là nhân vật thông minh nhất, và lôi cuốn nhất.

Tuy nhiên, vẫn phải chờ xem liệu Obama có thể xoay chuyển được tình hình kinh tế khó khăn mà ông thừa hưởng từ người tiền nhiệm Bush, cùng với những cuộc khủng hoảng khác, chẳng hạn như các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, sự bất ổn của hệ thống giáo dục và chăm sóc y tế tại Mỹ...

3. Khủng bố Mumbai

Cảnh sát Ấn Độ tấn công bọn khủng bố để giải thoát con tin (Ảnh: AP)

New York, London, Madrid đã trở thành nạn nhân của bọn khủng bố. Giờ tới lượt Mumbai (Bombay). Trong ba ngày 27-29/11, trung tâm tài chính và kinh đô điện ảnh của Ấn Độ, với 12 triệu dân này, đã bị chấn động bởi hành động khủng bố của 10 tay súng.

Các khách sạn sang trọng nhất, nhà ga và nhà hàng nơi khách du lịch và người giàu thường lui tới đã bị tấn công. Các vụ khủng bố này có nguy cơ phá hoại sự tăng trưởng kinh tế đáng ngạc nhiên của Ấn Độ, làm quan hệ Ấn Độ - Pakistan căng thẳng tới mức nguy hiểm. Các chính trị gia và các quan chức an ninh địa phương đã quy trách nhiệm cho một nhóm chiến binh từ Pakistan.

4. Islamabad rung chuyển

Khách sạn Marriot. (Ảnh: Getty)

Trước những lời cáo buộc của Ấn Độ về vụ khủng bố Mumbai, Pakistan đã phản ứng bằng cách chỉ ra rằng nước này cũng bị bọn khủng bố tấn công. Các chiến binh đang hoạt động ở các khu vực bộ tộc của Pakistan, dọc biên giới với Afghanistan, đã gây thảm họa cho cả hai phía. Bọn chúng đã tiến hành hai vụ tấn công mà khiến Pakistan choáng váng: Vụ ám sát bà Benazir Bhutto vào ngày 26/12/2007 và vụ đánh bom khách sạn Marriott ngày 20/9/2008 ở Islamabad đã khiến 60 người thiệt mạng.

Các vụ khủng bố này đã đặt dấu chấm hết cho một loạt các cuộc khủng hoảng ở Pakistan. Chồng của bà Bhutto là Asif Ali Zardari được bầu làm Tổng thống trong một cuộc bầu cử dân chủ. Cuộc bầu cử đó làm tiêu tan sự nghiệp chính trị của ông Musharraf, đồng minh của Washington trong cuộc chiến chống al-Qaeda và Taliban tại Pakistan, cũng như những phần tử cực đoan địa phương, chẳng hạn như Baitullah Mehsud.

Các vụ đánh bom Marriot làm người Pakistan bừng tỉnh và nhận ra rằng mối đe dọa khủng bố mà họ từng cho là chỉ nhằm vào phương Tây giờ nhằm vào chính quốc gia của họ. Tuy nhiên, sự thật này không giúp Zardari thuyết phục được Quốc hội ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố vì cơ quan lập pháp này tiếp tục yêu cầu Chính phủ Pakistan tiếp tục đàm phán với các chiến binh.

Các vụ đánh bom Marriot là lời nhắc nhở rằng vùng biên giới giữa Pakistan và Afghanistan vẫn là một mối nguy không chỉ đối với Afghanistan, phương Tây mà cả đối với Pakistan.
5. Hải tặc hoành hành dữ dội

Cướp biển Somalia trên những con thuyền nhỏ cạnh con tàu Faina bị cướp. (Ảnh: AP)

Sau khi tiến hành hơn 70 vụ cướp tàu và thu về hơn 30 triệu USD tiền chuộc chỉ riêng trong năm 2008, hải tặc Somalia đã khiến cả thế giới lo ngại vào cuối tháng 9 khi chúng cướp một tàu của Ukraine đang chở xe tăng và các loại vũ khí khác. Tiếp đó, chúng vớ được phần thưởng lớn nhất: Tàu chở dầu Sirius Star của Ảrập Xê-út với lượng dầu thô trị giá 100 triệu USD.

Hoạt động của bọn hải tặc dọc tuyến đường thương mại quan trọng này là lời nhắc nhở rằng nước Somalia, mặc dù đã kiệt quệ trong hai thập kỷ qua do chiến tranh và đói nghèo, vẫn có thể gieo rắc mối đe dọa ra xung quanh. Trước tình trạng này, LHQ đã cho phép tấn công hải tặc Somalia cả trên đất liền và trên biển. EU đã cử các tàu chiến tới vùng biển này và Trung Quốc cũng hành động tương tự.

6. Cuộc chiến ở Caucasus

(Ảnh: Time)

Xung đột Nga-Grudia nổ ra khi quân đội Grudia bất ngờ mở các cuộc tấn công vào tỉnh li khai Nam Ossetia, buộc quân đội Nga phải can thiệp và tiến sâu vào Grudia. Với việc tiến vào Grudia, Nga gửi đi một thông điệp rằng Moscow sẽ không dung thứ cho những hành động khiêu khích của Tổng thống Grudia Mikheil Saakashvili thân phương Tây và không cho phép NATO can thiệp vào sân sau của Nga.

Cả Mỹ và châu Âu đều không thể can thiệp, chẳng hạn như đối đầu quân sự với Nga. Châu Âu ý thức được sự thật rằng đa số nguồn dầu khí mà họ tiêu thụ là do Nga cung cấp. Châu Âu cuối cùng làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình giữa hai nước.

7. Bê bối sữa bẩn ở Trung Quốc

(Ảnh: AFP)

Melamine từng được sử dụng để sản xuất nhựa song đã được sử dụng để làm tăng giả tạo lượng protein trong sữa và thực phẩm tại Trung Quốc, gây ra vụ bê bối lớn ’’Made in China’’ trong năm nay.

Nhiều nước đã xem xét nguy cơ của melamine trong năm 2007 khi chó và mèo trên khắp thế giới bị suy thận do không thể chịu được hóa chất này. Melamine đã được bổ sung một cách bí mật vào thức ăn chó mèo được sản xuất ở Trung Quốc để làm cho chúng có vẻ bổ dưỡng hơn.

Trong năm 2008, nạn nhân của melamine là trẻ sơ sinh. Sáu trẻ sơ sinh ở Trung Quốc đã chết do suy thận trong khi gần 300.000 trẻ phải nhập viện sau khi dùng sữa nhiễm melamine. Sự hoảng loạn đã lan khắp toàn cầu do hàng xuất khẩu của Trung Quốc có mặt ở mọi nơi. Melamine còn được tìm thấy trong thức ăn chăn nuôi, trứng và thậm chí là đồ chơi tình dục.

8. Chuyển giao quyền lực Medvedev- Putin

Dmitry Medvedev, nhân vật mà cựu Tổng thống Nga Putin lựa chọn là người kế nhiệm, đã giành được chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử Tổng thống hôm 2/3 - một kết quả đã được biết trước từ lâu song vẫn làm dấy lên câu hỏi ai sẽ thực sự điều hành cường quốc đang trỗi dậy này. Ông Putin đã rời Kremlin song được bổ nhiệm làm Thủ tướng Nga.

Ông Dmitry Medvedev cho biết, với vai trò là Tổng thống, ông sẽ kiểm soát chính sách đối ngoại và ưu tiên hàng đầu việc bảo vệ quyền lợi của nước Nga. Các ưu tiên của Nga tiếp tục là các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Việc chuyển giao quyền lực từ Putin sang Medvedev đã diễn ra suôn sẻ với lễ nhậm chức hôm 7/5 của ông Medvedev.

9. Thái Lan tê liệt vì biểu tình chống Chính phủ

Những người biểu tình chống Chính phủ ăn mừng chiến thắng tại sân bay quốc tế ở Bangkok. (Ảnh: Reuters)

Khủng hoảng chính trị ở Thái Lan đã leo thang tới mức nguy hiểm khi những người biểu tình chống Chính phủ do Liên minh Nhân dân vì Dân chủ (PAD) đứng đầu phong tỏa hai sân bay ở Bangkok trong 7 ngày, gây sức ép buộc ông Somchai phải từ chức Thủ tướng và khiến hàng trăm nghìn du khách bị kẹt ở Bangkok. Họ cáo buộc Chính phủ tham nhũng, đồng lõa với cựu Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra.

Cuộc khủng hoảng này đã được tháo ngòi khi Tòa án Hiến pháp Thái Lan ra phán quyết giải tán đảng Sức mạnh Nhân dân (PPP) cầm quyền và hai đảng liên minh khác do gian lận trong cuộc tổng tuyển cử 2007.

10. Trận cuồng nộ của tự nhiên

(Ảnh: AP)

Trận sóng thần Ấn Độ Dương xảy ra vào tháng 12/2004 đã cướp đi sinh mạng của khoảng 225.000 người. Con số người thiệt mạng này xấp xỉ số nạn nhân của trận bão tàn phá Myanmar ngày 2/5 và trận động đất hôm 12/5 ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Cơn bão Nargis đã giết 150.000 người Myamar. Trung Quốc thông báo 87.000 người thiệt mạng trong trận động đất ở Tứ Xuyên.

  • Minh Sơn (Tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,