221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1141874
Nga buộc OSCE rút khỏi Grudia
1
Article
null
Nga buộc OSCE rút khỏi Grudia
,

Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu (OSCE) cho biết hôm 22/12 sẽ rút khỏi Grudia vào đầu năm 2009 sau khi Nga bác bỏ một đề xuất kéo dài sứ mạng của tổ chức này.

Ngoại trưởng Nga (trái) và Ngoại trưởng Phần Lan (Reuters)
Phái đoàn OSCE cho biết Moscow đã từ chối lùi bước trong suốt một cuộc thảo luận về địa vị của các vùng linh khai tại Grudia. Nga khăng khăng rằng các vùng li khai Abkhazia và Nam Ossetia nên được công nhận độc lập.

Đại sứ Mỹ Julie Finley đã mô tả hành động trên của Nga là ’’kinh khủng’’. ’’Chỉ có một bên chịu trách nhiệm về việc đã xảy ra và sẽ xảy ra với việc đóng cửa phái bộ OSCE. Đó là Liên bang Nga’’, bà Finely nói. Mỹ và các đồng minh châu Âu của Mỹ trong tổ chức OSCE 56 thành viên không công nhận sự độc lập của Nam Ossetia.

Thứ trưởng Ngoại giao Grudia là Giga Bokeria nói rằng Nga đang thách thức không chỉ chủ quyền và độc lập của nước ông mà còn thách thức cả các tổ chức và luật pháp quốc tế. ’’Về cơ bản đó là một tuyên bố rằng Liên Xô đã quay trở lại’’, ông nói, cáo buộc Nga theo đuổi chính sách xâm phạm chủ quyền, độc lập và quyền lợi của Grudia.

Đại sứ Nga Anvar Azimov phản bác rằng Nga không phải là bên chịu trách nhiệm về đổ vỡ này. Ông đã đổ lỗi cho phương Tây về đổ vỡ trên do phương Tây từ chối thừa nhận một thực thể chính trị mới, nghĩa là sự độc lập của Nam Ossetia. Ông nói rằng các cuộc đàm phán sau ngày 31/12 sẽ tập trung vào một thỏa hiệp có thể chấp nhận được giữa hai bên song nói thêm rằng Nga ủng hộ sự hiện diện độc lập của OSCE tại Nam Ossetia. ’’Ngay cả khi chúng tôi không đạt được thỏa hiệp, đó không phải là một bi kịch’’.

Cuộc xung đột Nga-Grudia nổ ra vào ngày 7/8. Quân đội Grudia đã tìm cách giành lại vùng li khai Nam Ossetia bằng vũ lực sau một loạt các cuộc xung đột nhỏ với lực lượng nổi dậy ở Nam Ossetia do Nga hậu thuẫn. Nga đã mở một cuộc phản công và quân đội Grudia đã bị đẩy khỏi cả Nam Ossetia lẫn Abkhazia vài ngày sau đó. Hiện quân đội Nga vẫn hiện diện ở hai vùng này.

OSCE đóng vai trò quan trọng trong việc làm trung gian cho một thỏa thuận ngừng bắn giữa hai bên hồi tháng tám. Tổ chức này đã làm việc tại Grudia kể từ năm 1992 tới nay. Cả Nga và Grudia đều là thành viên của OSCE.

Đại sứ Antti Turunen của Phần Lan, Chủ tịch  hiện nay của OSCE, nói rằng Nga và Grudia đang bất đồng sâu sắc tới mức không thể đạt được một thỏa thuận vào cuối năm nay, do vậy OSCE không còn cách nào khác ngoài lựa chọn rút khỏi Grudia. ’’Chúng tôi có một bên bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Grudia và bên kia ủng hộ độc lập cho Nam Ossetia. Các bên quá bất đồng và không có cách nào giải quyết mâu thuẫn đó trước ngày 31/12’’, ông nói.

Việc rút khoảng 200 nhân viên OSCE khỏi Grudia được mong đợi phải mất vài tháng. Tuy nhiên, theo thỏa thuận đình chiến, khoảng hơn 20 giám sát quân sự vẫn ở lại Grudia cho tới giữa tháng 2/2009.

  • Minh Sơn (tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,