221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1148286
Tiền - Gốc rễ của cuộc chiến khí đốt Nga, Ukraine
1
Article
null
Tiền - Gốc rễ của cuộc chiến khí đốt Nga, Ukraine
,

Năm tháng sau khi Nga đánh bại quân đội Grudia ở vùng Caucasus, Moscow lại một lần nữa vướng vào xung đột với một nước láng giềng khác: một cuộc chiến tranh kinh tế với Ukraine mà đã làm gián đoạn việc cung cấp khí tự nhiên cho châu Âu.

 

Một công nhân kiểm tra van khí ở Hungary (AFP).

Lần này, dường như mục tiêu chính của Điện Kremlin là tìm kiếm nhiều tiền hơn, chứ không phải gia tăng ảnh hưởng chính trị đối với Ukraine.

Mặc dù vậy, ngay cả với thỏa thuận giữa Nga và EU về việc giám sát khí trung chuyển qua Ukraine, những hàm ý địa chính trị vẫn rõ ràng đối với người châu Âu:  Nếu Nga cắt đứt nguồn cung cấp khí đốt vì lý do gì đi nữa, châu Âu sẽ lâm vào khủng hoảng khi các ngôi nhà không được sưởi ấm và các nhà máy phải đóng cửa.

Lâu nay Nga đã coi trữ lượng dầu và khí tự nhiên khổng lồ của nước này là con át chủ bài, chìa khóa để phục hồi sức mạnh và ảnh hưởng trước đây sau khi Liên Xô tan rã. Tuy nhiên, sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến giá năng lượng tụt giảm mạnh, Nga không còn là người khổng lồ kinh tế tự tin như hồi mùa hè năm ngoái.

Trong "cuộc chiến" hiện nay, dường như Kremlin quan tâm nhiều tới việc tăng giá bán khí đốt tự nhiên cho Ukraine lên ngang mức thị trường hơn là phục hồi ảnh hưởng của Nga đối với các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. "Chúng ta đang vật lộn với hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới song điều đó không có nghĩa là người Nga đóng thuế phải hy sinh để duy trì sự sống cho sản xuất ở Ukraine", phát ngôn Dmitry Peskov của Thủ tướng Putin nói.

1/4 khí đốt mà châu Âu tiêu thụ do Nga cung cấp và khoảng 80% trong số này được trung chuyển qua Ukraine. Lãnh đạo hai công ty khí đốt quốc gia của Nga và Ukraine đã nối lại các cuộc đàm phán về việc giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay vào hôm 8/1. Cả hai bên đã cố kéo EU về phía họ và hoan nghênh việc triển khai các giám sát viên EU tới Ukraine giám sát lượng khí bơm vào và ra khỏi Ukraine. Họ cũng sẽ đảm bảo Ukraine không rút khí từ các đường ống trung chuyển để sử dụng.

Tuy vậy, tranh chấp về hợp đồng cung cấp khí đốt giữa hai nước láng giềng này vẫn chưa được giải quyết. Ukraine chắc sẽ không nhất trí với mức giá mà ông Putin đặt ra là 450 USD/1.000m3. Cũng không rõ liệu Ukraine có cho phép Nga tham gia vào nhóm giám sát của EU hay không.

Giống như Grudia, Ukraine đã khiến Nga tức giận khi quay lưng với Moscow và tìm cách gia nhập NATO và EU. Ukraine cũng nói rằng sẽ không gia hạn hợp đồng cho Nga thuê căn cứ hải quân Sevastopol ở Biển Đen và ông Putin đã cáo buộc Kieve cung cấp viện trợ quân sự cho Grudia trong suốt cuộc xung đột Nga - Grudia hồi tháng 8/2008.

Tuy nhiên, tranh chấp khí đốt có từ khi Liên Xô tan rã năm 1991, trước cuộc cách mạng 2004 ở Ukraine mà giúp một chính phủ thân phương Tây lên cầm quyền ở Kiev. Trong gần hai thập kỷ, Nga đã bán khí đốt cho Ukraine với giá ưu đãi - một kiểu trợ cấp lên tới hàng tỷ đôla mỗi năm.

Moscow bấy lâu nay đã tìm cách  nâng giá bán khí đốt cho Ukraine lên bằng giá thị trường song không mấy thành công. Trong năm 2008, Gazprom đã bán khí đốt cho Ukraine với mức giá 179,5 USD/1.000m3. Trong khi đó, các nước EU phải trả khoảng 400USD.

Tình hình càng căng thẳng hơn khi Gazprom nhiều lần cáo buộc Ukraine không thanh toán hóa đơn đúng hạn. Gazprom đang đòi Ukraine trả 600 triệu USD tiền phạt thanh toán chậm. "Ukraine chưa thanh toán và đây lại là một vụ bê bố. Nga có mọi quyền đòi từng đồng xu", Dmitry Trenin, Giám đốc Trung tâm Carnegi Moscow, cho biết.

Theo Trenin, trong quá khứ Nga độ lượng hơn với hy vọng phục hồi ảnh hưởng trước đây của Nga với Ukraine. Ngày nay, "Nga không có lý do gì để tiếp tục làm việc đó".

Một số nhà phân tích không cho rằng Kremlin giờ chủ yếu quan tâm tới tiền. Họ nghĩ mục đích chính của Nga là làm suy yếu Chính phủ Ukraine thân phương Tây và phục hồi ảnh hưởng trước đây. "Mục đích chính là làm chính trường Ukraine bất ổn", Anders Aslund, chuyên viên cấp cao tại Viện Kinh tế quốc tế Peterson ở Washington, nhận định.

Tuy nhiên, trong cuộc tranh chấp khí đốt hiện nay, Ukraine - nước có đủ dự trữ khí đốt trong nhiều tuần và có lẽ là nhiều tháng - dường như ít quan tâm tới việc đạt được thỏa thuận so với Nga. Trong khi các lãnh đạo Nga xuất hiện trên truyền hình hầu như hàng ngày trong suốt cuộc khủng hoảng này thì Tổng thống Viktor Yushchenk và Thủ tướng  Yulia Tymoshenko của Ukraine lại gần như bặt tăm.

Và dường như bất đồng chính trị ở Ukraine đe dọa tới sự ổn định của quốc gia này nhiều hơn việc bị Moscow cắt nguồn cung cấp khí đốt.

Cuộc chiến hồi tháng 8/2008 với Grudia có những lý do chính trị. Nga tiến sâu vào Grudia sau khi nước láng giềng này bất ngờ tấn công quân sự vào Nam Ossetia, tỉnh có mối quan hệ thân thiết với Nga. Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các ưu tiên của Kremlin có lẽ đã chuyển từ việc khôi phục ảnh hưởng toàn cầu sang việc vực dậy nền kinh tế đang lung lay.

Chỉ riêng trong tháng 11/2009, sản lượng công nghiệp của Nga đã giảm 10,8% và tỷ lệ thất nghiệp tăng thêm 400.000, lên mức 5 triệu người. Nếu kinh tế Nga tăng trưởng 8% trong năm 2008 và các nhà kinh tế dự báo chỉ số này chỉ còn 2-3% trong năm 2009. Chưa hết, giá dầu đã giảm từ hơn 140 USD/thùng xuống dưới 50USD trong những phiên giao dịch gần đây. Và dự trữ ngoại hối của Nga hiện chỉ bằng 2/3 so với hồi mùa hè năm ngoái.

Giá khí đốt dao động chậm hơn giá dầu do khí đốt thường được bán theo các hợp đồng dài hạn. Tuy nhiên, giá khí đốt cũng sẽ hạ theo giá dầu trong những tháng tới. Khi việc đó xảy ra, nền kinh tế Nga sẽ lãnh thêm một cú đấm thứ hai.

Trong khi đó, nền kinh tế Ukraine trong tình trạng tồi tệ hơn nhiều so với Nga do sự suy giảm mạnh nhu cầu thép và các sản phẩm công nghiệp nặng khác. Giới lãnh đạo Ukraine có thể cảm thấy rằng càng trì hoãn trả giá khí đốt cao, càng tốt.

Áp lực kinh tế dường như đã đẩy cả hai bên tới bờ vực và có thể còn hơn thế.

  • Minh Sơn (theo AP, IHT)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,