221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1151363
Trung Quốc ngày càng ảnh hưởng mạnh từ suy thoái toàn cầu
1
Article
null
Trung Quốc ngày càng ảnh hưởng mạnh từ suy thoái toàn cầu
,

Kinh tế Trung Quốc ngày càng chịu tác động rõ rệt, dễ thấy hơn từ khủng hoảng tài chính thế giới, khi mà động cơ chính của cỗ máy tăng trưởng khổng lồ là xuất khẩu đang tiếp tục giảm với tốc độ nhanh.

Động cơ chính của cỗ máy tăng trưởng khổng lồ là xuất khẩu đang tiếp tục giảm với tốc độ nhanh. Ảnh Reuters.

Cụ thể, theo các số liệu do Cơ quan hải quan Trung Quốc công bố ngày 13/1, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 12/2008 giảm 2,8% so với tháng trước đó. Mức giảm về xuất khẩu trong tháng 12/2008 tiếp theo mức giảm 2,2% trong tháng 11/2008 và là mức giảm nhanh nhất kể từ tháng 4/1999.

Sự giảm sút xuất khẩu này phản ánh nhu cầu trì trệ ở hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc là Châu Âu và Mỹ. Do khu vực châu Âu, Mỹ, Nhật Bản (trung tâm của suy thoái kinh tế thế giới) chiếm tới hơn 56% tổng lượng xuất khẩu Trung Quốc, nên kim ngạch xuất khẩu Trung Quốc chịu nhiều tác động đáng kể.

Các chuyên gia thuộc ngân hàng HSBC dự đoán, xuất khẩu của Trung Quốc sẽ giảm khoảng 3% trong năm 2009, riêng quý I/2009 sẽ giảm khoảng 19%.

Trong khi đó, một số dấu hiệu cho thấy nhu cầu trong nước ở Trung Quốc cũng yếu đi. Việc mua bán bất động sản tại các thành phố lớn kể từ đầu năm 2008 đã giảm từ 20-40% so với cùng kỳ năm 2007, cho thấy việc đầu tư vào bất động sản tư nhân sẽ tiếp tục đà suy giảm trong năm 2009.

Lo ngại về tình trạng bất ổn xã hội và hậu quả kinh tế nếu "hạ cánh cứng", Bắc Kinh đã đưa ra gói kích cầu trị giá 4.000 tỷ NDT từ tháng 11/2008 , nhưng việc bơm thêm số tiền lớn này cần phải có các điều kiện nới lỏng về tiền tệ đi kèm.

Kể từ khi rủi ro vĩ mô chuyển từ lạm phát sang giảm phát, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã nới lỏng đáng kể về tín dụng. Bên cạnh 5 lần cắt giảm lãi suất trong vòng ba tháng qua, PBoC có thể tiếp tục giảm lãi suất khoảng 200 điểm cơ bản vào tháng 6 tới.

Ngoài ra, PBoC có thể giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt thêm khoảng 400 điểm cơ bản nữa. Một khi các biện pháp này được thực hiện, gói kích cầu có thể tăng tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Trung Quốc lên hơn 8% trong nửa cuối năm 2009, nhưng tốc độ tăng trưởng thấp trong nửa đầu năm 2009 sẽ kéo tốc độ tăng trưởng cả năm xuống còn khoảng 7,8%, mức thấp nhất trong 9 năm qua.

Cứu cánh: hướng về thị trường nội địa

Phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu và đang rơi vào một đợt suy giảm kinh tế khá nghiêm trọng, Chính phủ Trung Quốc đang hướng tới việc đẩy mạnh tiêu dùng trong nước, tiếp tục hạn chế xuất khẩu và giảm tỷ lệ tiết kiệm trong dân để duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững.

Chính phủ nước này đã và đang có một chương trình thử nghiệm nhằm giảm thặng dư thương mại, với mục tiêu chuyển dần sự phụ thuộc của nền kinh tế vào tiêu dùng trong nước.

Chính quyền nước này đang cố gắng chuyển những trung tâm sản xuất lớn như Thâm Quyến từ chỗ là một đại công xưởng sản xuất hàng hoá đủ loại cho thế giới thành một trung tâm sản xuất kinh doanh có chọn lọc hơn, thân thiện với môi trường hơn và có công nghệ cao hơn. Hàng hoá sản xuất tại đây sẽ được tiêu thụ phần lớn trong nước.

Không chỉ chính quyền, mà ngay cả các doanh nghiệp trong nước cũng đã bắt đầu ý thức được vấn đề này khi mà cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ trong năm 2008.

Theo đó, những món quà Giáng sinh được sản xuất tại Thâm Quyến như những chú gấu nhồi bông thay tới tay các trẻ em tại châu Âu và Mỹ, sẽ được bán ở thị trường trong nước.

Chính phủ Trung Quốc cũng đã nhiều lần công khai cho biết muốn đẩy mạnh tiêu dùng trong nước nhằm giảm áp lực của một nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu. Trung Quốc cũng muốn thu hút nhiều doanh nghiệp công nghệ cao tới các “công trường sản xuất” như Thâm Quyến.

Chính quyền các thành phố như Thâm Quyến cũng rất tán thành với việc chuyển đổi này.

Và điều này cũng giống như những gì đã xảy ra ở Nhật Bản và Hàn Quốc vào cuối thế kỷ trước.

  • Nhật Vy (Theo  Reuters, Xinhua, Guardian)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,