221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1167504
Thế giới và những câu hỏi đợi Obama trả lời
1
Article
null
Thế giới và những câu hỏi đợi Obama trả lời
,

Liệu Tổng thống Obama chỉ nói về tình trạng ốm yếu của kinh tế Mỹ mà ông thừa hưởng trong bài phát biểu trước hai viện của Quốc hội vào ngày 25/2 hay ông sẽ trình bày những kế hoạch về việc xây dựng một mối quan hệ mới giữa Mỹ với thế giới?

Tổng thống Obama (Reuters)
Các cộng sự của ông Obama nói rằng Tổng thống được mong đợi tập trung vào nền kinh tế song sẽ đề cập chút ít với các vấn đề đối ngoại.

Sau khi nói nhiều về việc đối thoại với những địch thủ của Mỹ, chủ yếu là Iran, chính quyền Obama vẫn chưa có động thái gì thêm cho tới nay do đang xem xét lại chính sách. Tuy nhiên, các lãnh đạo Iran đã gửi thư cũng như có những bài diễn văn hoan nghênh sự thay đổi về chính sách của Mỹ và tuyên  bố sẵn sàng đối thoại 30 năm sau khi quan hệ Mỹ-Iran đổ vỡ.

Sự giúp đỡ của Iran tại Iraq và Afghanistan có thể hữu ích mặc dù chương trình làm giàu uranium của nước này vẫn tiếp tục. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) nói rằng dường như Iran đang giảm tốc độ vận hành máy li tâm. Có lẽ đó là một cử chỉ thiện chí về chính trị.

Nếu Iran chầm chậm nhả nắm đấm, liệu Obama có chìa bàn tay vào đêm 24/2 (25/2 giờ Hà Nội) hay không?

Đối mặt với cuộc chiến ở hai mặt trận mà chính quyền Obama giờ gọi là AFPAK (Afghanistan và Pakistan), liệu Tổng thống Mỹ sẽ vạch ra một chiến lược giành chiến thắng hay không?

Ông Obama đã tuyên bố tăng thêm 17.000 binh sĩ Mỹ cho chiến trường Afghanistan song dường như đang lưỡng lự trước lời hứa giúp tái thiết Afghanistan cũng như thúc đẩy nền dân chủ tại đây. Trong khi Mỹ đang khiến công chúng Afghanistan tức giận do các cuộc không kích làm quá nhiều dân thường thiệt mạng, Taliaban lại đang dần dần mạnh lên ở nước này. Ở phía bên kia biên giới, tại Pakistan, Taliban cũng đang mạnh lên, đe dọa sự ổn định tại đó cũng như khả năng tiếp tế hậu cầu cho quân đội Mỹ và NATO ở Afghanistan.

Liệu Obama sẽ tuyên bố  cách ông sẽ giúp chính phủ dân sự mới của Pakistan đè bẹp Taliban và các chiến binh al-Qaeda?

Trong khi hứa hẹn xếp tiến trình hòa bình Trung Đông là một ưu tiên hàng đầu, Tổng thống Mỹ giờ đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan mới, khi cuộc tổng tuyển cử gần đây tại Israel đưa lãnh đạo Benjamin Netanyahu của đảng Likud theo đường lối cứng rắn trở lại chiếc ghế thủ tướng. Netanyahu và các đồng minh cánh hữu của ông có lẽ sẽ mâu thuẫn với chính quyền Obama do họ từ chối đàm phán để thành lập một nhà nước Palestine độc lập và đe dọa xây dựng nhiều khu định cư Do Thái hơn ở bờ Tây.

Liệu Obama có vạch ra những giới hạn của Washington cho lộ trình hòa bình Trung Đông?

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev dường như đang từ bỏ một số chính sách của ông Putin và có thông tin về khả năng diễn ra một tiểu hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ vào tháng tư tới. Tuy nhiên, những vấn đề như kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ tại Đông Âu tiếp tục kéo căng quan hệ Nga - Mỹ.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary đã mang thông điệp của Obama trong chuyến công du châu Á và các đặc phái viên Mỹ cũng đã được triển khai. Tuy nhiên, phải đợi tới ngày 1/4, Tổng thống Obama mới lần đầu tiên xuất hiện trên trường quốc tế khi ông tham dự hôi nghị G-20 tại London. Tại hội nghị này, ông sẽ gặp các lãnh đạo từ châu Âu cho tới Ảrập Xê-út.

Với bài diễn văn trước Quốc hội mà ông Obama sắp phát biểu một tháng trước chuyến đi này, các đồng minh của Mỹ khắp thế giới sẽ hy vọng được nghe Obama phác thảo kế hoạch Mỹ quay trở về với việc tham vấn, hợp tác và thỏa hiệp.

  • Minh Sơn (theo CNN, Reuters)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,