221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1170822
Yếu tố nào đưa Việt Nam thoát khỏi khó khăn kinh tế?
1
Article
null
Yếu tố nào đưa Việt Nam thoát khỏi khó khăn kinh tế?
,

“Lực lượng lao động trẻ tuổi, có học thức ở Việt Nam là niềm hi vọng lớn nhất giúp đất nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, góp phần đưa đất nước đi lên và giữ vững sự phát triển trong tương lai”, các nhà quản lý kinh tế nước ngoài nhận xét.

 

 

Công nhân nhà máy lọc dầu Dung Quất sau giờ làm (Ảnh: AFP)

 

Việt Nam từng được xem là “con rồng của châu Á”, một trong những đất nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Nhưng với tình hình chung của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang ngày càng lan rộng như hiện nay, Chính phủ và 86 triệu dân nước này đang phải đối mặt với một nền kinh tế rất khó khăn. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng của nước này là 6,2%, tỷ lệ tăng trưởng chậm nhất trong gần một thập kỉ trở lại đây.

 

Tuy nhiên, với 2/3 dân số có độ tuổi dưới 35, và tỷ lệ người biết đọc, biết viết trên cả nước chiếm đến 90-95%, thì Việt Nam là đất nước có một lực lượng lao động trẻ, có giáo dục mà các nước có nền kinh tế phát triển lâu đời như Nhật Bản hằng mơ ước.

 

“Với tình hình nhân khẩu như hiện nay, chắc chắn Việt Nam sẽ có nền kinh tế phát triển mạnh trong khoảng 10 năm tới dù cho có bị ảnh hưởng từ nền kinh tế toàn cầu như thế nào chăng nữa”, Tom Tobin, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC nói.

 

“Nếu bạn có nhiều thời gian đi thăm Việt Nam, bạn sẽ thấy đó là một đất nước năng động, trẻ trung và có nền giáo dục cơ bản rất tốt”, ông nói. “Thêm vào đó, trẻ em được học tiếng Anh và một số thứ tiếng khác như tiếng Trung ngay từ lúc còn rất bé, thường khoảng 5 tuổi”.

 

 

Ông Kim Jae-Young, Phó Tổng Giám đốc Công ty Công nghiệp nặng và Xây dựng Doosan (Ảnh: AFP)

 

Tsutomu Yokoyama, Tổng Giám đốc Nikkiso Vietnam MFG, một công ty chuyên sản xuất các dụng cụ y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, là chi nhánh của Công ty Nikkiso ở Tokyo, Nhật Bản nói rằng: “Người lao động Việt Nam giống người lao động Nhật Bản ở một số điểm”.

 

“Họ được giáo dục tốt, ham học hỏi, và luôn muốn được cải thiện năng lực của mình. Tinh thần làm việc của họ cũng giống với người Nhật”, ông nói. “Từ kinh nghiệm của bản thân tôi, chất lượng và năng lực lao động của người Việt cao hơn gấp bốn lần so với người lao động Thái Lan, nước láng giềng của Việt Nam”.

 

Một số nhà quản lý nước ngoài ở Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế của Việt Nam nhận xét, người lao động trẻ Việt Nam làm việc rất chăm chỉ và hiệu quả.

 

Nhưng khi thuê nhân công người Việt, họ cũng gặp phải một số vấn đề rắc rối chung.

 

Người Việt hay có thói quen thay đổi nghề liên tục, cộng thêm sự thiếu nhận thức về hành vi ứng xử và nghi thức xã giao nơi công sở, là những việc không thể chấp nhận được trong các công ty nước ngoài hoặc trong các ngành công nghiệp nặng.

 

“Họ không quen với việc chấp hành các quy định đảm bảo chất lượng và độ an toàn cơ bản trong các ngành công nghiệp sản xuất nhiên liệu”, Bruno Le Roy, Giám đốc công trường thuộc tổ hợp nhà thầu Technip chịu trách nhiệm xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy lọc dầu đầu tiên ở Việt Nam nói.

 

Nhà máy lọc dầu bây giờ đã chính thức đi vào hoạt động tốt nhưng Le Roy nhớ lại những ngày đầu khi thường xuyên phải bắt gặp cảnh các công nhân lén lút hút thuốc trong giờ giải lao ở những khu vực cấm hút thuốc…

 

Ông Kim Jae-Young, Phó Tổng Giám đốc Công ty Công nghiệp nặng và Xây dựng Doosan (Doosan Heavy Industries Vietnam) ở trung tâm tỉnh Quảng Ngãi cho biết, một lý do quan trọng khiến các công ty Hàn Quốc chọn đầu tư vào Việt Nam là trình độ nghề nghiệp, kĩ năng khéo léo của con người nơi đây, nhưng “chúng tôi cũng phải đào tạo để họ chấp hành nội quy và thói quen làm việc”, ông Kim nói.

  • Nhật Anh (Theo AFP)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,