ADB cho VN vay 151 triệu USD cải thiện dịch vụ điện
Cập nhật lúc 11:42, Thứ Ba, 07/04/2009 (GMT+7)
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa tuyên bố sẽ cho Việt Nam vay thêm 151 triệu USD nhằm giúp Việt Nam mở rộng và cải thiện các dịch vụ cung cấp điện cho các cộng đồng người nghèo và vùng sâu vùng xa.
Dự án cũng cung cấp hỗ trợ về tài chính cho chương trình điện khí hoá nông thôn do Chính phủ đang tiến hành, nhằm mở rộng phạm vi cung cấp điện trên khắp đất nước, đặc biệt là ở các tỉnh có nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số.
Edvard Baardsen, Chuyên gia cao cấp về Cơ sở hạ tầng thuộc Vụ Đông Nam Á của ADB cho hay, “việc tiếp cận được tới nguồn cung cấp điện ổn định và có chi phí rẻ sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống và điều kiện sống ở những xã mục tiêu và làm tăng thêm thời gian cho việc tạo ra thu nhập và giáo dục.”
Phạm vi cung cấp điện của Việt Nam đã gia tăng từ 51% số các hộ gia đình năm 1996 lên tới hơn 91% năm 2008 khi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, các khoản đầu tư cho ngành điện, chiếm vào khoảng hơn 3 tỉ USD/năm, sẽ vẫn cần thiết trong thập kỷ tới nhằm thực hiện điện khí hoá cả nước. Việc cấp vốn cho các dịch vụ cung cấp điện ở những khu vực vùng sâu vùng xa chưa có điện vẫn là vấn đề đặc biệt khó khăn do chi phí cao và kết quả thu hồi vốn không hấp dẫn.
Để giải quyết khó khăn này, dự án sẽ chia sẻ chi phí của việc mở rộng lưới điện quốc gia với các trạm thuỷ điện nhỏ trong kế hoạch. Dự án này sẽ sử dụng nguồn thu từ việc bán điện của các nhà máy nhằm hỗ trợ việc mở rộng lưới điện trung thế và hạ thế cho các cộng đồng mục tiêu.
Ông Baarsden cho biết, phương thức này sẽ sử dụng các tiềm năng thuỷ điện sẵn có ở địa phương nhằm mang lại lợi ích cho các cộng đồng địa phương và cung cấp năng lượng tái tạo dư thừa cho mạng lưới điện quốc gia. Điều này cũng giúp giải quyết các vấn đề khó khăn về tài chính hiện vẫn khiến cho nhiều trạm thuỷ điện nhỏ hiện nay trên khắp đất nước hoạt động không hiệu quả và bị bỏ quên.
Khoản vay này, được cấp dưới hình thức Quyền Rút vốn Đặc biệt (SDR) từ Quỹ Phát triển Châu Á, chi trả 76% trong tổng số 197,6 triệu USD tổng chi phí dự án. Nguồn tài chính còn lại trị giá 46,6 triệu USD sẽ do ba công ty con thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cung cấp. Khoản vay này sẽ có thời hạn là 32 năm, với lãi suất ân hạn 1% cho 8 năm đầu và 1,5% cho thời hạn vay còn lại.
Ba công ty điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ là các đơn vị thực hiện dự án, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 12 năm 2015.
Khoản hỗ trợ kỹ thuật trị giá 2,5 triệu USD, do Quỹ Biến đổi Khí hậu và Quỹ Hỗ trợ kỹ thuật Đặc biệt của ADB cấp vốn, sẽ dùng để hỗ trợ xây dựng luật năng lượng tái tạo và xây dựng năng lực. Ngoài ra, Chính phủ và các cơ quan thực hiện dự án sẽ đóng góp thêm một khoản trị giá 400.000 USD dưới hình thức hiện vật.
Ngân hàng Phát triển Châu Á, trụ sở chính đóng tại Manila, Philippin, hoạt động với sứ mệnh giảm đói nghèo ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương thông qua tăng trưởng kinh tế toàn diện, tăng trưởng bền vững về môi trường và hội nhập khu vực. Được thành lập năm 1966, hiện nay ADB có 67 thành viên, trong đó gồm 48 thành viên trong khu vực. Năm 2008, ADB đã phê duyệt 10,5 tỷ USD cho các khoản vay, 811,4 triệu USD cho các dự án viện trợ không hoàn lại và 274,5 triệu USD cho các khoản hỗ trợ kỹ thuật.
Ảnh minh hoạ: VNN
Dự án cũng cung cấp hỗ trợ về tài chính cho chương trình điện khí hoá nông thôn do Chính phủ đang tiến hành, nhằm mở rộng phạm vi cung cấp điện trên khắp đất nước, đặc biệt là ở các tỉnh có nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số.
Edvard Baardsen, Chuyên gia cao cấp về Cơ sở hạ tầng thuộc Vụ Đông Nam Á của ADB cho hay, “việc tiếp cận được tới nguồn cung cấp điện ổn định và có chi phí rẻ sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống và điều kiện sống ở những xã mục tiêu và làm tăng thêm thời gian cho việc tạo ra thu nhập và giáo dục.”
Phạm vi cung cấp điện của Việt Nam đã gia tăng từ 51% số các hộ gia đình năm 1996 lên tới hơn 91% năm 2008 khi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, các khoản đầu tư cho ngành điện, chiếm vào khoảng hơn 3 tỉ USD/năm, sẽ vẫn cần thiết trong thập kỷ tới nhằm thực hiện điện khí hoá cả nước. Việc cấp vốn cho các dịch vụ cung cấp điện ở những khu vực vùng sâu vùng xa chưa có điện vẫn là vấn đề đặc biệt khó khăn do chi phí cao và kết quả thu hồi vốn không hấp dẫn.
Để giải quyết khó khăn này, dự án sẽ chia sẻ chi phí của việc mở rộng lưới điện quốc gia với các trạm thuỷ điện nhỏ trong kế hoạch. Dự án này sẽ sử dụng nguồn thu từ việc bán điện của các nhà máy nhằm hỗ trợ việc mở rộng lưới điện trung thế và hạ thế cho các cộng đồng mục tiêu.
Ông Baarsden cho biết, phương thức này sẽ sử dụng các tiềm năng thuỷ điện sẵn có ở địa phương nhằm mang lại lợi ích cho các cộng đồng địa phương và cung cấp năng lượng tái tạo dư thừa cho mạng lưới điện quốc gia. Điều này cũng giúp giải quyết các vấn đề khó khăn về tài chính hiện vẫn khiến cho nhiều trạm thuỷ điện nhỏ hiện nay trên khắp đất nước hoạt động không hiệu quả và bị bỏ quên.
Khoản vay này, được cấp dưới hình thức Quyền Rút vốn Đặc biệt (SDR) từ Quỹ Phát triển Châu Á, chi trả 76% trong tổng số 197,6 triệu USD tổng chi phí dự án. Nguồn tài chính còn lại trị giá 46,6 triệu USD sẽ do ba công ty con thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cung cấp. Khoản vay này sẽ có thời hạn là 32 năm, với lãi suất ân hạn 1% cho 8 năm đầu và 1,5% cho thời hạn vay còn lại.
Ba công ty điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ là các đơn vị thực hiện dự án, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 12 năm 2015.
Khoản hỗ trợ kỹ thuật trị giá 2,5 triệu USD, do Quỹ Biến đổi Khí hậu và Quỹ Hỗ trợ kỹ thuật Đặc biệt của ADB cấp vốn, sẽ dùng để hỗ trợ xây dựng luật năng lượng tái tạo và xây dựng năng lực. Ngoài ra, Chính phủ và các cơ quan thực hiện dự án sẽ đóng góp thêm một khoản trị giá 400.000 USD dưới hình thức hiện vật.
Ngân hàng Phát triển Châu Á, trụ sở chính đóng tại Manila, Philippin, hoạt động với sứ mệnh giảm đói nghèo ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương thông qua tăng trưởng kinh tế toàn diện, tăng trưởng bền vững về môi trường và hội nhập khu vực. Được thành lập năm 1966, hiện nay ADB có 67 thành viên, trong đó gồm 48 thành viên trong khu vực. Năm 2008, ADB đã phê duyệt 10,5 tỷ USD cho các khoản vay, 811,4 triệu USD cho các dự án viện trợ không hoàn lại và 274,5 triệu USD cho các khoản hỗ trợ kỹ thuật.
- Nhật Vy (Theo ADB)
,