221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1188852
Khủng hoảng chính trị che mờ triển vọng của Thái Lan
1
Article
null
Khủng hoảng chính trị che mờ triển vọng của Thái Lan
,
Sau khi tình trạng đối đầu kết thúc bằng việc các lãnh đạo biểu tình chống Chính phủ Thái Lan tuyên bố giải tán chiều 14/4, 20 ngày hỗn loạn tại Bangkok cuối cùng cũng khép lại.

Mọi người thở phào nhẹ nhõm và bắt đầu tự hỏi cuộc khủng hoảng này sẽ che mờ triển vọng của Thái Lan như thế nào.

Một xe buýt bị đốt phá ở khu phố gần Tòa nhà chính phủ ở Bangkok hôm 13/4 (Ảnh THX)

Tổn thất lớn cho nền kinh tế

Thành phố vẫn còn vang tiếng súng. Khói từ những vỏ lốp và xe buýt bị đốt cháy rõ ràng vẫn còn rải rác. Và Lễ hội té nước Songkran - Tết cổ truyền của Thái Lan diễn ra từ ngày 13 - 15/4 hàng năm, có thể kết thúc với ít hoạt động chào mừng hơn. Sức mê hoặc của Bangkok với du khách khắp thế giới có thể sa sút hơn nữa.

Nhiều khách du lịch ngoại quốc sẽ phải cân nhắc quyết định đi nghỉ ở Thái Lan, một đất nước nổi tiếng vì vẻ đẹp của các bãi biển cũng như sự hiếu khách và thân thiện của người dân.

Theo Chủ tịch Hội đồng du lịch Thái Lan Kongkrit Hirunkit, hành động của phong trào "áo đỏ" (phe chống chính phủ đương nhiệm và ủng hộ cựu Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra) có thể đẩy tổng doanh thu của ngành du lịch giảm xuống ít nhất 30% trong năm nay.

Ông Kongkrit nói, ngành du lịch của địa phương từng mất 6 - 9 tháng để hồi phục sau khi những người biểu tình thuộc Liên minh nhân dân vì dân chủ (PAD - phe "áo vàng" chống Thaksin) phong tỏa sân bay Suvarnabhumi hồi năm ngoái. Hậu quả của việc phá hoại các hội nghị cấp cao ASEAN cũng như đụng độ với lực lượng an ninh và cư dân địa phương của phe "áo đỏ", khiến 121 người bị thương và 2 nạn nhân thiệt mạng, chắc chắn sẽ không nhỏ hơn.

Ngành du lịch, vốn mang lại 450 tỉ Baht (khoảng 15,4 triệu USD) hàng năm cho Thái Lan, có thể mất tới 200 triệu Baht trong năm nay vì các cuộc biểu tình của phe "áo đỏ". Hơn 2 triệu người đang làm việc trong ngành công nghiệp này cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Một bản đánh giá của Trung tâm dự báo kinh tế và doanh nghiệp thuộc Đại học của Phòng Thương mại Thái Lan (UTCC), công bố ngày 8/4 nhận định, nền kinh tế Thái Lan có khả năng suy giảm hơn 5 - 6% trong năm nay nếu bất ổn chính trị leo thang, giống như những gì vừa xảy ra.

Hình ảnh quốc gia bị hủy hoại

Bangkok vừa chứng kiến các cuộc tuần hành chống chính phủ do Mặt trận Dân chủ thống nhất chống độc tài (UDD), hay còn được biết đến như "phe áo đỏ", phát động suốt 20 ngày qua.

Hôm 8/4, ngày mà các lãnh đạo biểu tình gọi là "Ngày phán quyết" của họ, khoảng 100.000 người ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin đã tuần hành rầm rộ, đòi Thủ tướng đương nhiệm Abhisit Vejjajiva cùng 3 thành viên thuộc Hội đồng cố vấn của Nhà vua phải từ chức.

 

Những người thuộc phe "áo đỏ" ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đáng xếp hàng rời khỏi khu vực Tòa nhà chính phủ trước sự giám sát của quân đội hôm 14/4 (Ảnh Reuters)

Ngày 10/4, sau khi bị ông Abhisit bác bỏ yêu sách, đám đông biểu tình đã đột chiếm địa điểm tổ chức các hội nghị cấp cao ASEAN tại thành phố nghỉ mát Pattaya, một động thái gây sốc toàn thế giới.

Khi ông Abhisit tuyên bố hủy các hội nghị khu vực và di tản các nguyên thủ châu Á tới dự họp bằng trực thăng, một hãng thông tấn Thái Lan bình luận "đó là cái giá phải trả còn lớn hơn cả thể diện của ông Abhisit".

Ngay cả khi sự lộn xộn đã lắng dịu và Chính phủ Thái "gần như đã hoàn thành được sứ mệnh khôi phục luật pháp và trật tự cho đất nước" thì sự tín nhiệm đối với nước này về việc đứng ra chủ trì và bảo vệ một hội nghị quốc tế đã giảm sút. Thái Lan sẽ cần có thời gian để khôi phục điều đó.

Hơn thế nữa, các cuộc biểu tình UDD còn rớt lại và leo thang cùng với sự vây hãm các sân bay quốc tế của PAD hồi năm ngoái, đã làm suy giảm niềm tin của mọi người về triển vọng chính trị ở Thái Lan.

Các lợi ích của ASEAN bị tổn hại

Các nước châu Á đang hứng chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Theo Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), tỉ lệ tăng trưởng của các nước đang phát triển trong khu vực vào năm 2009 có thể sụt giảm 50%. Trong bối cảnh này, hội nghị cấp cao giữa ASEAN và các đối tác dự kiến diễn ra trong 3 ngày bắt đầu từ 10/4, đặc biệt quan trọng.

Trung Quốc và ASEAN ban đầu đã lên kế hoạch kí kết một thỏa thuận đầu tư tại hội nghị song phương. Nếu được kí, thỏa thuận này cùng với một thỏa thuận về hàng hóa năm 2004 và một thỏa thuận về lĩnh vực dịch vụ năm 2007, sẽ chính thức hoàn tất quá trình đàm phán về khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN.

Ngoài ra, ASEAN cũng từng dự kiến kí kết thỏa thuận thương mại tự do với Ấn Độ tại hội nghị diễn ra vào ngày 11/4. Hiện tại, tất cả các kế hoạch trên cùng hàng loạt những cuộc thảo luận quan trọng khác, đã bị hoãn lại.

Đúng như Thủ tướng Malaysia Najib Tun Razak đã nói, việc trì hoãn các hội nghị có thể "cản trở những lợi ích từ việc gắn kết chặt chẽ hơn của hàng trăm triệu người đang sống và làm việc trong khu vực Đông Nam Á".

Ông Najib viết trên blog của mình rằng: "Tôi đồng cảm với mối quan ngại sâu sắc về việc những thách thức chính trị trong nước như vậy (ở Thái Lan) có thể gây trở ngại cho công việc tốt đẹp của một tổ chức khu vực như ASEAN".

  • Thanh Bình (Theo THX)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,