221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1191778
Nhân công Trung Quốc và cuộc nam du ồ ạt
1
Article
null
Nhân công Trung Quốc và cuộc nam du ồ ạt
,
Không chỉ ở Việt Nam mà từ vài năm nay, các dự án đầu tư của Trung Quốc ở một vài nước Đông Nam Á khác luôn đi kèm với sự hiện diện của đông đảo công nhân Trung Quốc ở những nước này. Và tất nhiên khi người ngoại tràn vào, cơ hội việc làm cho người nội sẽ bị co hẹp.
 
Một dự án về thuỷ điện được ký kết giữa Trung Quốc và Myanmar (Ảnh: MOEP)

Khi các nhà đầu tư nước ngoài đến một đất nước đang phát triển, họ thường tận dụng nguồn nhân công rẻ ở những nước này. Nhưng những nhà đầu tư Trung Quốc thì khác. Chỉ mới từ tháng 12/2008 đến nay, số lượng nhân công Trung Quốc làm việc cho dự án thuỷ điện ở sông N’Mai tại thành phố Chibwe, phía bắc Myanmar đã tăng từ 300 lên 1.000 người trong khi người Myanmar làm việc ở đây chỉ có 300.

Số nhân công này do Tập đoàn năng lượng Trung Quốc (CPI) đưa sang để làm cho hai dự án khảo sát sông N’Mai và xây dựng một nhà máy thuỷ điện nhỏ ở khu vực Chibwe, vùng biên giới với Trung Quốc. Theo người dân địa phương, khu vực này cũng rất giàu khoáng sản như quặng, bạc, nhôm, chì, than chì và các loại khoáng sản khác vốn rất đắt đỏ ở Trung Quốc. Chính vì vậy mà ông Awng Wa, chủ tịch tập đoàn hệ thống phát triển Kachin (KDNG) đóng tại biên giới Trung Quốc-Myanmar cho rằng: “Các công ty Trung Quốc trực thuộc CPI hiện làm ở dự án thuỷ điện Chibwe cũng đang mang những khoáng sản quý từ khu vực dự án này về Trung Quốc".

Trong những năm qua, doanh nghiệp tư nhân và chính phủ của Trung Quốc đã đẩy mạnh đầu tư ở Myanmar. Các thành phố như Lashio, Mandalay và Muse đã tràn ngập người Trung Quốc. Trung Quốc cũng đang tham gia xây dựng khu vực đặc biệt miễn thuế xung quanh cảng Yangon. Nước này cũng đã được cấp phép khai thác dầu và khí ở phía Tây Myanmar và đang dự định xây dựng những đường ống để dẫn nó về phía nam Trung Quốc.

Đối với các nhà chức trách Trung Quốc, Myanmar là điểm trung chuyển chiến lược cho hàng hóa sản xuất ở miền Nam Trung Quốc. Họ muốn vận chuyển số hàng hóa này bằng đường bộ tới cảng Yangon và tiếp tục chuyển bằng đường tàu biển tới Ấn Độ, Trung Đông và cuối cùng là châu Âu. Ngoài ra, Myanmar còn điểm trung chuyển lý tưởng cho hàng hóa sản xuất ở dọc bờ biển phía đông Trung Quốc. “Thay vì dùng đường vận chuyển cũ qua biển Đông và eo biển Malacca, họ chuyển sang các cảng của Myanmar để đưa hàng tới Nam Á, Trung Đông và châu Âu với hy vọng sẽ tránh được những nguy hiểm tiềm ẩn từ đường biển Malacca đông đúc và tràn ngập cướp biển", một nhà phân tích cao cấp của Trung Quốc nói với tờ Asia Times Online với điều kiện giấu tên.

Không chỉ Myanmar mà những “làng” Trung Quốc cũng đang mọc lên ngày một nhiều ở Lào. Chính phủ Lào vừa ký một bản kế hoạch cho phép Trung Quốc xây dựng các cửa hàng, nhà máy, khách sạn, nhà cửa ở những khu vực chưa phát triển của thành phố và cả ở khu vực đầm lầy xung quanh Thạt Luổng. Dự án gồm 3 công ty của Trung Quốc và 1 đối tác Lào. Theo lời của phó Thủ tướng thường trực Lào Somsavat Lengsavad, dự án này được thông qua trong cuộc gặp với thống đốc Ngân hàng phát triển Trung Quốc (CDB) khi Lào muốn vay 100 triệu USD để xây dựng một sân vận động 20.000 chỗ ngồi và các khu liên hiệp thể thao liên quan cho SEA Games sẽ được tổ chức tại Vientiane cuối năm 2009.

Sân vận động quốc gia Lào do Trung Quốc xây dựng (Ảnh: thechinabeat)

Để xây dựng sân vận động cho SEA Games, công ty Xây dựng Yunnan của Trung Quốc đã nhập khẩu hàng nghìn công nhân của họ sang Lào làm việc do Lào rất thiếu lao động lành nghề. Chính phủ Lào đưa ra con số 3.000 người Trung Quốc ở Lào nhưng các nhà phân tích phương Tây lại tin rằng con số thực tế có thể cao hơn gấp 10 lần như thế. Các cửa hàng của người Trung Quốc mọc lên như nấm ở phía bắc Lào trong khi những người Trung Quốc khác lại về những khu vực hẻo lánh để làm đốc công hoặc công nhân cho các dự án nông nghiệp thương mại. Tại trung tâm thương mại hiện đại đầu tiên của Lào, trong số 300 trăm gian hàng thì 200 là của người Trung Quốc và 80% hàng hóa nhập khẩu của Lào là từ Trung Quốc.

Đối với những nước thiếu nhân công lành nghề như Myanmar và Lào thì nhân công Trung Quốc sẽ là nguồn bổ sung hữu hiệu nhưng việc hàng ngàn người Trung Quốc có mặt ở những đất nước này cũng đã gây ra không ít vấn đề. Chủ các nhà hàng ở khu vực Chibwe, Myanmar đang khốn đốn trước nguy cơ sập tiệm vì các công nhân thuộc dự án này đến đây ăn hàng ngày nhưng ăn chịu đến cả nửa năm hay cả năm. Mặt khác, chủ của những cửa hàng vật liệu xây dựng tại đây cũng cung cấp nguyên liệu cho dự án nhưng cũng bị nợ tiền trong cả thời gian dài.

Tại Lào, báo chí và người dân lo lắng về việc sẽ có quá nhiều người Trung Quốc tại đây khi dự án xây dựng thành phố mới xung quanh Vientiane do người Trung Quốc đảm nhiệm đi vào hoàn thành. Phó Thủ tướng Lào Somsavad Lengsavad đã phản đối những lời đồn đại cho rằng sẽ có tới 50.000 người Trung Quốc tại thành phố mới này. Người phát ngôn chính phủ Lào Yong Chanthalangsy cũng bác bỏ mối lo ngại về việc người Trung Quốc sẽ chiếm lĩnh hết công việc kinh doanh ở đất nước này. Trích dẫn luật đầu tư, ông Yong Chanthalangsy nói với Asia Times Online rằng 85% doanh nghiệp phải do người Lào sở hữu và phải sử dụng nhân công Lào.

Hơn thế, Lào còn phải đối mặt với tình trạng công nhân Trung Quốc ở lại nước này sau khi các dự án mà họ làm việc đã kết thúc. Ông Chanthailangsy cho rằng: “Chúng tôi phải củng cố luật để ngăn cản người nước ngoài ở lại. Chính phủ sẽ kiểm soát, giám sát chặt chẽ hơn và tăng cường luật pháp đối với lao động nước ngoài ở đất nước chúng tôi”.

  •  Hạnh Khuê (tổng hợp từ Asia Times Online, BNI)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;