Đằng sau cuộc phô diễn sức mạnh của Hải quân Trung Quốc
Cập nhật lúc 11:08, Thứ Năm, 23/04/2009 (GMT+7)
Các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc sẽ trình diễn lần đầu tiên để kỷ niệm 60 năm thành lập Hải quân của nước này (23/4). Sự kiện này không chỉ là một lễ kỷ niệm đơn thuần mà là một lời nhắc nhở rằng Trung Quốc hiện trở thành một cường quốc hải quân quan trọng và sẽ càng quan trọng hơn trong tương lai.
Trung Quốc cũng đã xây dựng một căn cứ tàu ngầm lớn trên đảo Hải Nam. Căn cứ Tam Á này dường như đủ lớn để chứa cả tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo cũng như các tàu chiến thông thường. Cho tới nay, Hải quân Trung Quốc có tổng cộng 320 tàu.
Mặc dù vậy, Hải quân Trung Quốc vẫn chưa thỏa mãn với những gì hiện có. Các quan chức hải quân Trung Quốc đã công khai thừa nhận rằng họ muốn đóng những chiếc tàu chiến lớn hơn, tốt hơn để phục vụ cho các sứ mạng ở các vùng biển sâu, cách xa bờ biển Trung Quốc.
Tuy nhiên, bất chấp những cải thiện trong những năm gần đây, các nhà phân tích cho rằng Hải quân Trung Quốc vẫn chưa thể cạnh tranh với các cường quốc biển hàng đầu trên thế giới.
“Hải quân Trung Quốc vẫn chưa thể sánh với Hải quân Mỹ hoặc thậm chí là Hải quân Nhật”, Bates Gill, một chuyên gia về quân đội Trung Quốc, nhận xét.
Khẳng định chủ quyền
Không còn nghi ngờ gì nữa Trung Quốc đang cải tiến lực lượng Hải quân để đối phó với những động thái mà họ cho là những mối đe dọa mới và những thay đổi về địa chính trị.
Trong quá khứ, Trung Quốc thường dành chi tiêu quân sự cho lực lượng bộ binh. Khi những mối đe dọa trên bộ này giảm bớt thì những khu vực mới có khả năng xảy ra xung đột lại xuất hiện trên biển.
Trung Quốc đã trở nên quyết liệt hơn trong mục tiêu thiết lập chủ quyền đối với một loạt đảo ở phía đông và phía nam đại lục. Nước này cũng coi Mỹ là cường quốc Hải quân chính trong vùng và là lực lượng hậu thuẫn chính về quân sự cũng như ngoại giao đối với Đài Loan – hòn đảo mà Trung Quốc nói phải được hợp nhất với đại lục.
“Thực trạng trên đã đặt ra những yêu cầu lớn buộc Trung Quốc tập trung vào sức mạnh biển, theo cách chưa từng có so với trước đây”, Gill, Giám đốc Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, nói.
Trung Quốc cũng muốn sử dụng Hải quân để mở rộng hơn nữa ảnh hưởng của nước này ở nước ngoài, đặc biệt là để bảo vệ các tuyến hàng hải nơi tàu bè Trung Quốc hoạt động. Mục tiêu này thể hiện rõ trong báo cáo mới nhất của Trung Quốc về các lực lượng binh chủng, được công bố vào cuối năm 2008.
Những chiếc tàu chiến lớn
“Hải quân Trung Quốc đang nỗ lực phát triển dần dần khả năng thực hiện các chiến dịch quân sự tại những vùng biển xa”, trích báo cáo Quốc phòng của Trung Quốc.
Trung Quốc đã phái một số tàu chiến nhỏ tới vịnh Aden vào tháng 12/2008 để tham gia chống cướp biển với một số quốc gia khác, đặc biệt là ở ngoài khơi Somalia.
Giới phân tích coi đây là bằng chứng về sự sẵn sàng của Trung Quốc hoạt động ở các vùng biển xa nhà. David Lai, một nhà nghiên cứu thuộc trường Army War của Mỹ, gần đây viết rằng sứ mạng chống cướp biển trên là một bước đi nhỏ trong “cuộc trường chinh của Trung Quốc trở thành một cường quốc toàn diện trên thế giới. Cuộc sát hạch thực sự sẽ xảy ra khi Trung Quốc phải bảo vệ các quyền lợi nằm ngoài phạm vi bao quát của LHQ hoặc khi xung đột với Mỹ”.
Để thực hiện những sứ mạng đó, Trung Quốc muốn có những chiếc tàu chiến lớn và tốt hơn – một tham vọng đã được Tổng tư lệnh Hải quân Trung Quốc là Đô đốc Wu Shengli đề cập tới vào tuần trước.
Đặc biệt là Trung Quốc muốn có một hàng không mẫu hạm – một loại tàu chiến biểu tượng cho sức mạnh hải quân cũng như có những tác dụng thực tiễn.
Trong những tháng gần đây, đã có nhiều tin đồn rằng Bắc Kinh sẽ sớm tuyên bố ý định chế tạo hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước này. Đây là một vấn đề đã được Lầu Năm góc đề cập tới trong báo cáo thường niên của cơ quan này trước Quốc hội Mỹ về khả năng quân sự của Trung Quốc.
Theo báo cáo đó, Trung Quốc có một chương trình nghiên cứu và thiết kế hàng không mẫu hạm. Trung Quốc cũng quan tâm tới việc mua hàng không mẫu hạm từ Nga.
Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc chưa có hàm không mẫu hạm nào, bất chấp việc Hải quân nước này đã có những bước tiến dài trong 10-15 năm qua. Hải quân Trung Quốc đã thành công trong việc đi vòng quanh thế giới bằng đường biển vào năm 2002, gần 100 năm sau khi hạm đội Great Fleet của Mỹ hoàn thành nhiệm vụ tương tự.
Andrew Yang, Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách tiên tiến của Trung Quốc tại Đài Loan nói rằng các tàu của Trung Quốc vẫn thua kém tàu Mỹ. Ông nói rằng Trung Quốc chỉ mới có hai tàu khu trục tiên tiến Type 051C và hai tàu này được trang bị các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại.
“Những con tàu này chưa có kinh nghiệm chiến trận. Chúng ta không biết năng lực của Hải quân Trung Quốc là thế nào ngay cả khi họ có những loại vũ khí này”, ông Yang nói thêm.
Tuy nhiên, có lẽ tất cả những nhận xét trên đã bỏ qua mục đích của cuộc trình diễn hải quân trong tuần này của Trung Quốc.
Nhà phân tích quân sự Dennis Blasko nói rằng cuộc biểu dương sức mạnh Hải quân của Trung Quốc sẽ nhằm mục đích răn đe. “Nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang Trung Quốc không chỉ là sẵn sàng tham chiến mà còn là để ngăn chặn khả năng bùng nổ chiến tranh”, ông nói.
Một tàu ngầm Trung Quốc tại cảng Thanh Đảo, Sơn Đông (AP) |
Với 223.000 lính, Hải quân Trung Quốc có nhiều tàu ngầm hơn so với mọi quốc gia khác. Ước tính nước này có 10 tàu ngầm hạt nhân và 60 tàu ngầm chạy bằng diesel và điện. Các tàu ngầm diesel của Trung Quốc có một hệ thống đẩy rất yên tĩnh, do nước này tự phát triển, cho phép chúng lặn dưới biển nhiều tuần mà không cần nổi lên mặt nước.
Trung Quốc cũng đã xây dựng một căn cứ tàu ngầm lớn trên đảo Hải Nam. Căn cứ Tam Á này dường như đủ lớn để chứa cả tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo cũng như các tàu chiến thông thường. Cho tới nay, Hải quân Trung Quốc có tổng cộng 320 tàu.
Mặc dù vậy, Hải quân Trung Quốc vẫn chưa thỏa mãn với những gì hiện có. Các quan chức hải quân Trung Quốc đã công khai thừa nhận rằng họ muốn đóng những chiếc tàu chiến lớn hơn, tốt hơn để phục vụ cho các sứ mạng ở các vùng biển sâu, cách xa bờ biển Trung Quốc.
Tuy nhiên, bất chấp những cải thiện trong những năm gần đây, các nhà phân tích cho rằng Hải quân Trung Quốc vẫn chưa thể cạnh tranh với các cường quốc biển hàng đầu trên thế giới.
“Hải quân Trung Quốc vẫn chưa thể sánh với Hải quân Mỹ hoặc thậm chí là Hải quân Nhật”, Bates Gill, một chuyên gia về quân đội Trung Quốc, nhận xét.
Khẳng định chủ quyền
Không còn nghi ngờ gì nữa Trung Quốc đang cải tiến lực lượng Hải quân để đối phó với những động thái mà họ cho là những mối đe dọa mới và những thay đổi về địa chính trị.
Trong quá khứ, Trung Quốc thường dành chi tiêu quân sự cho lực lượng bộ binh. Khi những mối đe dọa trên bộ này giảm bớt thì những khu vực mới có khả năng xảy ra xung đột lại xuất hiện trên biển.
Trung Quốc đã trở nên quyết liệt hơn trong mục tiêu thiết lập chủ quyền đối với một loạt đảo ở phía đông và phía nam đại lục. Nước này cũng coi Mỹ là cường quốc Hải quân chính trong vùng và là lực lượng hậu thuẫn chính về quân sự cũng như ngoại giao đối với Đài Loan – hòn đảo mà Trung Quốc nói phải được hợp nhất với đại lục.
“Thực trạng trên đã đặt ra những yêu cầu lớn buộc Trung Quốc tập trung vào sức mạnh biển, theo cách chưa từng có so với trước đây”, Gill, Giám đốc Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, nói.
Trung Quốc cũng muốn sử dụng Hải quân để mở rộng hơn nữa ảnh hưởng của nước này ở nước ngoài, đặc biệt là để bảo vệ các tuyến hàng hải nơi tàu bè Trung Quốc hoạt động. Mục tiêu này thể hiện rõ trong báo cáo mới nhất của Trung Quốc về các lực lượng binh chủng, được công bố vào cuối năm 2008.
Những chiếc tàu chiến lớn
“Hải quân Trung Quốc đang nỗ lực phát triển dần dần khả năng thực hiện các chiến dịch quân sự tại những vùng biển xa”, trích báo cáo Quốc phòng của Trung Quốc.
Trung Quốc đã phái một số tàu chiến nhỏ tới vịnh Aden vào tháng 12/2008 để tham gia chống cướp biển với một số quốc gia khác, đặc biệt là ở ngoài khơi Somalia.
Giới phân tích coi đây là bằng chứng về sự sẵn sàng của Trung Quốc hoạt động ở các vùng biển xa nhà. David Lai, một nhà nghiên cứu thuộc trường Army War của Mỹ, gần đây viết rằng sứ mạng chống cướp biển trên là một bước đi nhỏ trong “cuộc trường chinh của Trung Quốc trở thành một cường quốc toàn diện trên thế giới. Cuộc sát hạch thực sự sẽ xảy ra khi Trung Quốc phải bảo vệ các quyền lợi nằm ngoài phạm vi bao quát của LHQ hoặc khi xung đột với Mỹ”.
Để thực hiện những sứ mạng đó, Trung Quốc muốn có những chiếc tàu chiến lớn và tốt hơn – một tham vọng đã được Tổng tư lệnh Hải quân Trung Quốc là Đô đốc Wu Shengli đề cập tới vào tuần trước.
Đặc biệt là Trung Quốc muốn có một hàng không mẫu hạm – một loại tàu chiến biểu tượng cho sức mạnh hải quân cũng như có những tác dụng thực tiễn.
Trong những tháng gần đây, đã có nhiều tin đồn rằng Bắc Kinh sẽ sớm tuyên bố ý định chế tạo hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước này. Đây là một vấn đề đã được Lầu Năm góc đề cập tới trong báo cáo thường niên của cơ quan này trước Quốc hội Mỹ về khả năng quân sự của Trung Quốc.
Theo báo cáo đó, Trung Quốc có một chương trình nghiên cứu và thiết kế hàng không mẫu hạm. Trung Quốc cũng quan tâm tới việc mua hàng không mẫu hạm từ Nga.
Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc chưa có hàm không mẫu hạm nào, bất chấp việc Hải quân nước này đã có những bước tiến dài trong 10-15 năm qua. Hải quân Trung Quốc đã thành công trong việc đi vòng quanh thế giới bằng đường biển vào năm 2002, gần 100 năm sau khi hạm đội Great Fleet của Mỹ hoàn thành nhiệm vụ tương tự.
Andrew Yang, Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách tiên tiến của Trung Quốc tại Đài Loan nói rằng các tàu của Trung Quốc vẫn thua kém tàu Mỹ. Ông nói rằng Trung Quốc chỉ mới có hai tàu khu trục tiên tiến Type 051C và hai tàu này được trang bị các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại.
“Những con tàu này chưa có kinh nghiệm chiến trận. Chúng ta không biết năng lực của Hải quân Trung Quốc là thế nào ngay cả khi họ có những loại vũ khí này”, ông Yang nói thêm.
Tuy nhiên, có lẽ tất cả những nhận xét trên đã bỏ qua mục đích của cuộc trình diễn hải quân trong tuần này của Trung Quốc.
Nhà phân tích quân sự Dennis Blasko nói rằng cuộc biểu dương sức mạnh Hải quân của Trung Quốc sẽ nhằm mục đích răn đe. “Nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang Trung Quốc không chỉ là sẵn sàng tham chiến mà còn là để ngăn chặn khả năng bùng nổ chiến tranh”, ông nói.
- Minh Sơn (tổng hợp)
,